Dự Hội nghị có các đại biểu: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHDCND Lào tại Việt Nam Ngài Sẻng-Phết Hùng-Bun-Nhuông; Ngài Khamphan Khamone – Tham tán Văn hóa Giáo dục; Bà Thongmy Duansackda, Phó Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào; TS. Nguyễn Hải Thanh, Phó cục trưởng cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT; GS.TS. Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng trường Đại học Vinh, cùng các đại biểu đến từ các cục, vụ viện, các trường Đại học có LHS Lào đang học tập tại Việt Nam.
Đại diện của Cờ tướng trực tuyến tham dự Hội nghị lần này có PGS.TS. Phùng Văn Khoa, Phó Hiệu trưởng và lãnh đạo phòng Đào tạo và phòng Hợp tác quốc tế.
PGS.TS. Phùng Văn Khoa và đoàn công tác trường Đại học Lâm nghiệp chụp ảnh lưu niệm cùng Bà Thongmy Duansackda, Phó Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào (đứng giữa) và ông Dai Lattanaphayvanh, Bí thư thứ nhất ĐSQ Lào tại Việt Nam (thứ hai từ bên phải sang).
Có thể nói, LHS Lào đang học tập tại Việt Nam chiếm số lượng đông đảo nhất, với tổng số 14.050 LHS trên khắp cả nước (năm học 2021-2022), riêng LHS trong diện hiệp định giữa 2 chính phủ là 4.838 em, bên cạnh đó còn có một lượng khá lớn LHS du học tự túc (gần 4000 sinh viên).
Từ năm 1981 đến nay, trường Đại học Lâm nghiệp đã đào tạo gần 400 lưu học sinh chủ yếu theo học các ngành về Quản lý tài nguyên rừng, Lâm học, Kinh tế Lâm nghiệp. Lưu học sinh Lào sau khi tốt nghiệp có rất nhiều người hiện đang là cán bộ công tác trong các cơ quan nhà nước của CHDCND Lào như Cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Đại học quốc gia Lào, Trường đại học nông nghiệp và lâm nghiệp Loangphabang. Nhiều người đã làm lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, nhiều người đã trở thành những nhà khoa học, chuyên gia có tiếng của Lào và quốc tế. Hiện nay mỗi năm Nhà trường tiếp nhận từ 10-20 lưu học sinh Lào đến học tập tại Trường.
Năm học 2022-2023 là năm thứ 3 thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt Nam – Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2030” do 2 Chính phủ đã giao cho hai Bộ Giáo dục Lào và Việt Nam thực hiện. Đại sứ quán Lào sẽ tiếp tục phối hợp thường xuyên với Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và các bộ, ban, ngành hữu quan để thực hiện tốt đề án, phối hợp với các trường kiểm tra, đôn đốc tình hình học tập, sinh hoạt của lưu học sinh Lào và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh. Các khó khăn, thách thức mà LHS Lào gặp phải trong quá trình học tập tại Việt Nam như: vấn đề ngôn ngữ, bảo hiểm xã hội, vấn đề về kinh phí hỗ trợ thêm, phương thức đào tạo… cũng đã được đưa ra để có giải pháp giải quyết kịp thời.
Hy vọng sau Hội nghị này, sẽ có thêm nhiều thông tin về các chương trình đào tạo tại trường Đại học Lâm nghiệp đến được với sinh viên Lào mong muốn học tập tại trường Đại học Lâm nghiệp và hàng năm sẽ có thêm nhiều sinh viên, học viên Lào đến và học tập tại nơi đây.
Một số hình ảnh của Hội nghị:
Đoàn chủ tịch chủ trì Hội nghị
Ngài Sẻng-Phết Hùng-Bun-Nhuông, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHDCND Lào tại Việt Nam phát biểu
Phát biểu của Bà Thongmy Duansackda, Phó Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào
Phát biểu của TS. Nguyễn Hải Thanh, Phó cục trưởng cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT
Trưởng đoàn Phó Hiệu trưởng Phùng Văn Khoa chụp ảnh cùng Ông Khamphan Khamone – Tham tán Văn hóa Giáo dục, Đại sứ quán Lào
Tin, ảnh: Phòng HTQT