TRUYỀN THỐNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
PGS.TS. Trần Văn Chứ – Nguyên Bí thư Đoàn trường
Nhân dịp xuân mới Quý tị, nhân kỉ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2013), để giúp cho đoàn viên có những hiểu biết tốt về tổ chức Đoàn, tôi xin trình bày những hiểu biết cơ bản về tổ chức và truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và một số nhiệm vụ mà tổ chức Đoàn thanh niên Cờ tướng trực tuyến cần thực hiện trong thời gian tới.
I. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
1. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là gì?
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị – xã hội của nước Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Mục đích, lý tưởng của Đoàn là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng cộng sản Việt Nam xác định: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh” (trích Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam).
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh, thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Tên gọi của tổ chức Đoàn qua các thời kỳ:
– Từ 1931 đến 1937: Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
– Từ 1937 đến 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
– Từ 1939 đến 1941: Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.
– Từ 1941 đến 1955: Đoàn Thanh niên Cứu quốc Đông Dương.
* Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết:
+ Ở Miền Bắc:
– Từ 1955 đến 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.
– Từ 1970 đến 1976: Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
+ Ở Miền Nam:
– Từ 1955 đến 1961: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.
– Từ 1962 đến 1973: Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Miền Nam.
– Từ 1973 đến 1976: Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh.
* Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng:
– Từ 1976 đến 1977: Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
– Từ 1977 đến nay: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
II. TRUYỀN THỐNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn. Tại hội nghị Ban Chấp hành lần thứ hai họp từ ngày 20 đến 26/3/1931, Trung ương Đảng đã giành 01 ngày trong thời gian hội nghị để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng về công tác vận động thanh niên của Đảng. Xuất phát từ ý nghĩa đặc biệt ấy, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (họp từ ngày 22 đến 25/3/1961 tại Hà Nội) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn.
Ngay sau khi thành lập, Đoàn TNCS Đông Dương đã phát triển được nhiều đoàn viên trong cao trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Từ phong trào cách mạng giai đoạn này đã xuất hiện nhiều gương thanh niên đấu tranh oanh liệt, tiêu biểu là người đoàn viên thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng với câu nói nổi tiếng trước tòa án kẻ thù: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, chứ không thể có con đường nào khác”.
Tháng 7/1936 Hội nghị Trung ương Đảng đã định ra đường lối chuyển hướng nhiệm vụ từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương tiếp nối truyền thống của Đoàn TNCS Đông Dương, tích cực vận động thanh niên đấu tranh chống thực dân, đế quốc phản động tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo hoà bình. Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, trong tình hình mới, tổ chức Đoàn phải chuyển vào hoạt động bí mật và xây dựng tổ chức chặt chẽ với tên mới là Đoàn thanh niên phản đế Đông Dương.
Mùa xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5 năm 1941, Người đã chủ trì Hội nghị Trung ương VIII tại Pắc Bó (Cao Bằng). Dưới ánh sáng nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII, Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam ra đời tiếp nối sự đấu tranh giải phóng dân tộc của các tổ chức thanh niên trước đó do Đảng, Bác Hồ tổ chức giáo dục, và rèn luyện. Dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, Đoàn thanh niên cứu quốc và tuổi trẻ cả nước đã xung kích cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vùng lên tiến hành thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Châu Á.
Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ cách mạng, ĐVTN là lực lượng hăng hái đi đầu trong phong trào chống “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”. Thời gian độc lập không được bao lâu, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ, hy sinh. Tiêu biểu cho những ngày đầu kháng chiến là tuổi trẻ Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập các đội thanh niên xung phong cảm tử, thanh niên tự vệ kiên quyết đánh trả kẻ thù. Tại thủ đô Hà Nội suốt 60 ngày đêm, nhiều chiến sĩ đã ôm bom 3 càng chặn xe tăng giặc ngay trên đường phố…
Sau gần 20 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I được tổ chức tại Đại từ – Thái Nguyên (tháng 2/1950)với chủ đề “Chiến đấu và xây dựng tương lai”. Phát huy thành công của đại hội, hàng vạn nam nữ thanh niên hăng hái xung phong tham gia phục vụ các chiế dịch, phong trào “Tòng quân giết giặc lập công “ phát triển khắp mọi nơi. Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến ấy đã xuất hiện nhiều tấm gương trẻ tuổi kiên cường, dũng cảm như: Trần Văn Ơn, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Cù Chính Lan, Nguyễn Thị Chiên, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện… Họ thật xứng đáng đại diện cho một lớp tẻ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”…
Ngày 19/10/1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra nghị quyết đổi tên Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam thành Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (tháng 11/1956) Bác Hồ đã căn dặn: “Đảng và chính phủ ta có thể tự hào đã tạo nên một thế hệ thanh niên dũng cảm như các cháu, và mong các cháu tiếp tục phấn đấu hăng hái cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nước nhà”. Từ sau đại hội, tuổi trẻ miền Bắc đã dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất để khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng xã hội mới. Hàng vạn thanh niên tham gia xây dựng các công trình thủy lợi, khai hoang phục hóa đất đai; hàng triệu thanh niên hăng hái theo học các lớp bổ túc văn hóa… Ở miền Nam, phong trào đấu tranh chính của thanh niên tuy bị đế quốc Mỹ và tay sai đàn áp dã man song không hề nao núng. Trong những ngày đồng khởi, các đội “Trung Kiên”, “Xung Phong” do thanh niên đảm nhận và được thành lập ở khắp mọi nơi, tiến hành vây đồn, lấy bốt, trừ gian, phá ấp chiến lược… Tiêu biểu cho tinh thần ấy là chị Trần Thị Lý, người con gái anh hùng đất Quảng, 4 lần bị địch bắt, mang trong mình gần 40 vết thương ngày đêm rỉ máu, nhưng người con gái ấy không hề nhụt chí trước quân thù.
Tháng 3/1961 Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III được triệu tập tại Hà Nội, đại hội đã phát động phong trào “Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất”. Tháng 8/1964, đế quốc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc, tuổi trẻ thủ đô đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng”. Được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đoàn, phong trào đã phát triển sâu rộng trong cả nước. Ở miền Bắc, hàng triệu ĐVTN đăng ký tham gia phong trào “Ba sẵn sàng” nêu cao quyết tâm chi viện cho chiến trường miền Nam với tinh thần “Chưa thắng giặc Mỹ, chưa trở về quê hương”.
Tháng 2/1965, đại hội Đoàn thanh niên miền Nam đã phát động phong trào “Năm xung phong”, sau một thời gian ngắn, có hàng vạn ĐVTN tham gia phong trào này. Từ phong trào “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong” đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân với những chiến công xuất sắc như: Bảy dũng sĩ Điện Ngọc – Quảng Nam anh dũng đánh trả một tiểu đoàn địch; Tạ Thị Kiều tay không đoạt bốt giặc; Lê Thị Hồng Gấm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng không chịu đầu hàng giặc; dũng sĩ diệt Mỹ – anh hùng Lê Mã Lương với lẽ sống “Cuộc đời đẹp nhất là ở trên trận tuyến chống quân thù”. Câu nói bất hủ của người thợ điện Nguyễn Văn Trỗi “Còn giặc Mỹ không có hạnh phúc” đã gây xúc động cho tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ khắp 5 châu; lời hô của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!” đã trở thành hiệu lệnh thúc giục quân và dân ta xông lên tiêu diệt quân thù.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đảng, thể theo nguyện vọng của cán bộ, ĐVTN cả nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra quyết định: Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam được mang tên Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã làm nên một đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước thống nhất và đi lên xây dựng CNXH. Trong chiến thắng vĩ đại ấy, có sự đóng góp to lớn của ĐVTN trên khắp các mặt trận. Đảng ta, nhân dân ta, Đoàn ta đã giáo dục, rèn luyện một thế hệ thanh niên Việt Nam vô cùng dũng cảm, thông minh, không sợ gian khổ, hy sinh, quyết chiến – quyết thắng.
Sau ngày thống nhất nước nhà, đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1976) đã ra quyết định Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh mang tên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Vào thời điểm này hàng triệu lượt ĐVTN tham gia phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”; gần 9 triệu ĐVTN tham gia phong trào “Thanh niên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; hàng chục vạn thanh niên gia nhập lực lượng vũ trang, góp phần bảo vệ vững chắc biên cương tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Tiếp đó là các phong trào “Hành quân theo bước chân những người anh hùng” đã thu hút gần 6 triệu đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia và “Hành quân theo chân Bác” đã có 10 triệu thiếu niên nhi đồng tham gia.
Tháng 11/1978, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V đã phát động phong trào “Tuổi trẻ xung kích sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Năm 1993 hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” do hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa VI) thông qua đã được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII (1997) quyết định tiếp tục phát triển và nâng lên một tầng cao mới. Năm 2000 đã được Bộ Chính trị và Chính phủ quyết định là “Năm thanh niên Việt Nam”. Từ thời điểm này “Phong trào thanh niên tình nguyện” có bước phát triển mới, đi vào thực tiễn, được đông đảo các cấp bộ Đoàn và ĐVTN tham gia, tạo nên ấn tượng tốt đẹp về lớpp thanh niên Việt Nam của thời kỳ mới. Tổ chức Đoàn các cấp đã chủ động đề xuất và đảm nhận hàng ngàn chương trình, dự án kinh tế – xã hội quan trọng, tiêu biểu như Dự án xóa cầu khỉ, xây cầu mới vùng đồng bằng Nam bộ; xây dựng Đảo thanh niên; làm đường Hồ Chí Minh; xây dựng làng thanh niên lập nghiệp… Phong trào thi đua học tập, lao động sáng tạo để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức, công nghệ mới; sinh hoạt chính trị “Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng”, “Tuổi trẻ với tư tuởng Hồ Chí Minh”… đã lôi cuốn hàng triệu thanh thiếu niên tham gia. Từ phong trào của tuổi trẻ đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực công tác.
Với tinh thần “Đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện”, Đại hội Đoàn toàn quôc lần thứ VIII (12/2002) đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đại hội đã phát động phong trào lớn “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam cùng xiết chặt tay dưới lá cờ vinh quang của Đoàn, nguyện đi theo con đường cách mạng của Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn, nắm chắc thời cơ, vượt qua thử thách, góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Phong trào mới với sức sống mới, hàng triệu thanh niên thi đua học tập, tiến quân vào khoa học, công nghệ; thi đua lao động sáng tạo để lập thân lập nghiệp; xung phong tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; góp phần giữ vững an ninh, chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Các cuộc vận động, phong trào mới được triển khai như sau: “Sáng tạo trẻ”, “Bốn mới” (kỹ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới, mô hình mới), “Cán bộ công chức trẻ với cải cách hành chính”, “Học tập tốt, rèn luyện tốt”… đã góp phần khơi sức thanh niên trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo từ thực tiễn.
Đặc biệt sinh hoạt chính trị “Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” được Ban Bí thư Trung ương Đoàn phát động đúng vào dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh nhật Bác đã tạo nên sự chuyển biến trong cả nhận thức và hành động của đông đảo đoàn viên, thanh niên. Đợt sinh hoạt chính trị “Tiếp lửa truyền thống – Mãi mãi tuổi hai mươi”, diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích” đã có sức lôi cuốn và lan tỏa mạnh mẽ, tạo hiệu ứng xã hội sâu rộng góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, bồi đắp lý tưởng cách mạng và niềm tin cho thế hệ trẻ hôm nay.
Từ năm 2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý lấy tháng 3 hàng năm là “Tháng Thanh niên”. Với phương châm Tuổi trẻ hành động vì cộng đồng – Xã hội chăm lo bồi dưỡng thanh niên, tháng 3 thực sự là tháng cao điểm dấy lên phong trào hành động của tuổi trẻ, phát huy tính sáng tạo, tham gia tích cực phát triển kinh tế xã hội địa phương. Riêng trong Tháng Thanh niên 2005 với chủ đề “Tự hào tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ” đã có 34.922 công trình phần việc thanh niên được thực hiện với tổng trị giá trên 103 tỷ đồng; 415.093 ngày công và trên 5 tỷ đồng giúp đỡ các gia đình chính sách; 2 tỷ 737 triệu đồng ủng hộ cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo”; 3.938 đội TNTN tham gia tuyên truyền giữ gìn trật tự an toàn giao thông; trên 40.000 cuộc giao lưu, biểu diễn văn nghệ và diễn đàn, tọa đàm về lối nếp sống; 11.110 buổi xem, thuyết trình, thi tìm hiểu các bộ phim về tư tưởng Hồ Chí Minh; 2.390 lượt đội tuyên truyền thanh niên về tư tưởng Hồ Chí Minh đến với cơ sở; 12.036 giữa cấp ủy, chính quyền, và các ban ngành, đoàn thể với thanh niên; 10.629 ĐVTN được vay vốn sản xuất kinh doanh với số vốn 11 tỷ 336 triệu đồng; kết nạp 205.851 đoàn viên mới đưa số đoàn viên cả nước đạt trên 5 triệu; 1.465 cơ sở Đoàn được củng cố, thành lập mới; 10.788 đoàn viên được đứng trong hàng ngũ của Đảng… Đó chính là những minh chứng sống động cho tinh thần tình nguyện của tuổi trẻ cả nước, thể hiện sự quan tâm chăm lo của toàn xã hội trong nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đặc biệt, ngày 29/11/2005, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI đã chính thức thông qua Luật Thanh niên đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc tăng cường quản lý nhà nước về công tác thanh niên, tạo cơ hội và môi trường cho tuổi trẻ rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị – xã hội của nước Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trải qua 78 năm thành lập và phát triển, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò to lớn của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh, thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội.
Đối với thế hệ trẻ, Đảng ta xác định: “Thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm,…thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm nòng cốt và phụ trách”.
Trong những năm tới, đất nước ta tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa với nhiều cơ hội thuận lợi, song cũng có nhiều khó khăn, thách thức hết sức gay gắt đặc biệt là tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu. Đảng và Nhà nước ta đã và đang tập trung chỉ đạo và thực hiện các chủ trương chính sách và giải pháp đồng bộ huy động mọi nguồn lực của toàn dân tộc để phát triển đất nước. Trong đó, nguồn lực con người là rất quan trọng, đặc biệt là đội ngũ thanh niên. Đảng ta đã hết sức quan tâm đến công tác thanh niên. Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 7 khóa X đã ra 3 nghị quyết quan trọng về công tác thanh niên, về xây dựng đội ngũ trí thức và vấn đề tam nông (nông nghiệp – nông dân – nông thôn). Cả 3 nghị quyết này đều có liên quan trực tiếp tới mục tiêu phát triển và mọi mặt hoạt động của Trường ĐHLN.
Cùng với tuổi trẻ cả nước, các thế hệ thanh niên là cán bộ trẻ và HSSV của Trường ĐHLN trong những năm qua đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của Nhà trường, của ngành và trực tiếp góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phải nói rằng qua 49 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, cùng các tổ chức chính quyền và các đoàn thể quần chúng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nhà trường đã tích cực hoạt động, tạo được các phong trào thi đua nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu, hưởng ứng các cuộc vận động. Các hoạt động của Đoàn thanh niên đã góp phần tốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của Nhà trường trong những năm qua. Thông qua các phong trào đó, nhiều cán bộ đoàn viên trẻ, nhiều HSSV đã và đang trưởng thành, nhiều người đã được đứng trong hàng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Có thể khảng định những thành tích mà thày trò, CBVC Nhà trường đạt được qua 49 năm là to lớn và đáng ghi nhận. Song do yêu cầu nhiệm vụ mới đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, chúng ta chưa thể thỏa mãn. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta vẫn thấy còn những tồn tại hạn chế ở một số lĩnh vực, bộ phận. Riêng về công tác thanh niên, hoạt động của các cấp bộ Đoàn chưa thật sự đều và hiệu quả chưa cao, đặc biệt là tổ chức Hội sinh viên hoạt động còn hạn chế. Ở một bộ phận cán bộ trẻ còn hạn chế về thái độ và động cơ phấn đấu. Trong HSSV vẫn còn có những biểu hiện tiêu cực, ý thức học tập rèn luyện kém, thậm chí còn vi phạm nội quy kỷ luật, tệ nạn xã hội,…
Vì vậy, Đảng ủy và lãnh đạo Trường ĐHLN yêu cầu trong thời gian tới Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các đồng chí đoàn viên phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm được phân công. Đề nghị các đồng chí tập trung trí tuệ, thảo luận đánh giá đúng tình hình, tổng kết sâu sắc thực tiễn, đề ra được phương hướng, nhiệm vụ và những biện pháp thiết thực, đạt được hiệu quả cao.
Tôi nhấn mạnh thêm một số vấn đề sau đây:
– Trước hết, các đồng chí phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đổi mới và mở rộng các hình thức sinh hoạt, học tập, không ngừng bồi dưỡng, nâng cao nhận thức lý luận, quán triệt đường lối nhiệm vụ cách mạng, nâng cao nhận thức lý luận, quán triệt đường lối nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ thanh niên, xây dựng bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin, xác định rõ trách nhiệm của mình trước yêu cầu và nhiệm vụ của đất nước, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần tự lực, tự cường, ý chí chiến thắng đói nghèo, lạc hậu và xây dựng đất nước phồn vinh.
Đoàn phải đi đầu trong xây dựng lối sống mới có kỷ cương, có văn hóa. Phải tổ chức thực hiện thật tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phải xứng đáng với tổ chức được mang tên Bác. Phải kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, lối sống thực dụng, ích kỷ.
– Hai là, Đoàn cần gắn chặt các hoạt động của mình với các nhiệm vụ chung của Nhà trường. Với sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu của Nhà trường trong những năm tới, nhiệm vụ của mỗi CBVC, HSSV Nhà trường sẽ ngày càng nặng nề và thế hệ trẻ sẽ gánh vác nhiệm vụ chính. Đoàn cần có nhiều hình thức và biện pháp đưa đoàn viên tham gia tích cực các phong trào đặc biệt phong trào xây dựng một xã hội học tập, lấy việc học tập về các mặt, tiến công vào KHCN, nghiệp vụ quản lý, rèn luyện tay nghề để cống hiến ngày càng nhiều cho đất nước làm mục tiêu phấn đấu không ngừng của mình. Phải thể hiện thật rõ vai trò “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Đối với CBVC trẻ: phải xác định động cơ, thái độ phấn đấu đúng đắn, tiếp tục nỗ lực học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác; phải nhanh chóng học tập đạt học vị Tiến sĩ, Thạc sỹ, đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học theo các tiêu chuẩn chức danh, đồng thời tu dưỡng phấn đấu rèn luyện về phẩm chất tư cách đạo đức để trở thành cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”, nhanh chóng trưởng thành, đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của Nhà trường.
Đối với đoàn viên HSSV: phải ra sức học tập và tu dưỡng rèn luyện phấn đấu, tham gia tích cực vào các phong trào của Đoàn như xây dựng nếp sống văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội, tham gia văn nghệ – văn hóa – thể thao và đặc biệt là phong trào học tập vì ngày mai lập nghiệp, tích cực phấn đấu vươn lên Đảng, đảm bảo khi tốt nghiệp ra trường có đầy đủ kiến thức, trí tuệ và bản lĩnh cũng như phẩm chất đạo đức để phục vụ đất nước.
– Ba là, phải ra sức xây dựng Đoàn TNCS Chí Minh và các tổ chức của thanh niên vững mạnh, toàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức đảm nhận vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên và các hội thanh niên, sinh viên. Chú trọng nâng cao chất lượng đoàn viên, nhất là chất lượng chính trị – tư tưởng và tính tiên phong, gương mẫu.
Thay cho lời kết, nhân dịp xuân mới Quý tị chúc tổ chức Đoàn thanh niên ngày càng phát triển và thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ “đâu cần thành niên có, đâu khó có thành niên”, chúc các đồng chí đoàn viên, thanh niên mãi tươi trẻ và thành đạt trong cuộc sống.
Hiệu Trưởng
Cờ tướng trực tuyến
Nhà giáo ưu tú PGS.TS Trần Văn Chứ