Bài bạc | Cờ tướng trực tuyến

Sẽ nâng cấp Cờ tướng trực tuyến thành học viện

GS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam kiến nghị Bộ trưởng Bộ GD – ĐT tạo điều kiện để sớm tiến hành các thủ tục các thủ tục nâng cấp trường thành học viện theo chiến lược phát triển trường đã được phê duyệt.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao đổi với lãnh đạo Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam. Ảnh: Lê Văn.

Tại cuộc làm việc với Trường ĐH Lâm nghiệp chiều nay, 22/2, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đã thống nhất với kiến nghị này.

Theo Chiến lược phát triển Trường ĐHLN giai đoạn 2006-2020 được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt, trường sẽ phát triển theo hướng học viện, với tên gọi “Học viện Lâm nghiệp Việt Nam – Vietnam Nationnal University of Forestry“.

Cũng trong buổi làm việc chiều nay, Trường ĐH Lâm nghiệp kiến nghị Bộ GD-ĐT cho phép thành lập Trường THPT Thực nghiệm Xuân Mai trên cơ sở Ban Phát triển dân tộc nội trú (BPTDTNT), thuộc Trường ĐH Lâm nghiệp.

Ban PTDTNT thuộc Trường ĐH Lâm nghiệp thành từ năm 1992, có nhiệm vụ đào tạo THPT lớp 10-12, đối tượng là con em đồng bào 46 dân tộc thiểu số thuộc các xã đặc biệt khó khăn 135. Số học sinh hiện nay là 280.

Theo ông Chứ, việc thành lập Trường THPT trên cơ sở nâng cấp Ban Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) là rất cấp bách và có ý nghĩa bởi lẽ, nếu chỉ đào tạo PTDTNT sẽ rất lãng phí về ngân sách và cách quản lý, trường bù lỗ rất nhiều. Nếu tự chủ đại học, mô hình này khó tồn tại.

Ban phát triển dân tộc nội trú của Trường ĐH Lâm nghiệp sẽ được nâng cấp phát triển thành Trường THPT Thực nghiệm Xuân Mai. Ảnh: Lê Văn.

Trong khi đó, con em trong ngành nông nghiệp không thuộc đối tượng 135 rất đông và rất có nhu cầu học tại Ban để học Trường ĐH Lâm nghiệp. Địa bàn Xuân Mai và khu vực lân cận, nhu cầu học rất lớn. Khu vực chưa có trường phổ thông trung học nào trọng điểm chất lượng cao, định hướng nghề nghiệp.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định ông ủng hộ và đồng ý với đề xuất thành lập Trường THPT Thực nghiệm Xuân Mai trực thuộc Trường ĐH Lâm nghiệp.

Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng thống nhất với chủ trương này, đồng thời yêu cầu Trường ĐH Lâm nghiệp làm đề án, xin ý kiến của cơ quan chủ quan sau đó trình Sở GD-ĐT xem xét.

Chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định Trường ĐH Lâm nghiệp là trường ĐH có vai trò đặc biệt trong số 271 trường ĐH trong cả nước bởi nước ta ¾ là núi và cao nguyên gắn với rừng. Vì vậy, đây là một trong những trường ông tới thăm đầu tiên chứ không phải trường thuộc Bộ GD.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nhạ cho rằng, bối cảnh hiện nay đặt ra nhiều thách thức với trường, do vậy, trường cần xác định phát triển theo định hướng nào: nghiên cứu, thực hành hay ứng dụng.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ xem giới thiệu sản phẩm của cán bộ Trường ĐH Lâm nghiệp. Ảnh: Lê Văn.

Theo Bộ trưởng Nhạ, với truyền thống và khả năng của mình cũng như thực tiễn đặt ra trường cần phát triển theo hướng nghiên cứu-ứng dụng.

Trường tăng đẩy mạnh bắt kịp tiến bộ khoa học công nghệ thế giới nhất là nông nghiệp, lâm nghiệp công nghệ cao. Đào tạo với nghiên cứu gắn với nhau; chất lượng cao gắn với công nghệ cao mới bền vững” – Bộ trưởng Nhạ nói.

Ông Nhạ cũng chỉ đạo, nhà trường cần rà soát lại các ngành nghề đào tạo, trong đó, dành thời gian để các thầy, cô giỏi chuyên môn cùng phối hợp các đơn vị ngoài trường xem trong khối ngành nông lâm nghiệp thì những ngành gì xuất hiện nhiều, bám sát chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, đổi mới nông nghiệp, gắn với lợi thế của trường để đào tạo, phát triển.

Cần có bản đồ các ngành đào tạo theo các mức khác nhau. Ngành mới có thể cho nhập công nghệ đào tạo chứ không thể chỉ căn cứ vào năng lực đào tạo của trường” – ông Nhạ chỉ đạo. “Đồng thời, Trường ĐH Lâm nghiệp cũng cần kiểm soát quy mô và chất lượng, tránh tình trạng ai cần gì cũng đào tạo“.

Tác giả: Lê Văn

Nguồn: