Bài bạc | Cờ tướng trực tuyến

“Quả cầu dập lửa Control Fire” đoạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Lâm nghiệp

Khi có cháy xảy ra nhanh chóng lấy quả cầu dập lửa ném vào điểm khởi khởi đầu đám cháy. Đám cháy nhanh chóng kiểm soát và dập tắt hẳn lửa trong khoảng 4-5 giây. Nếu một quả cầu có dung tích 700ml có thể dập tắt hẳn ngọn lửa với diện tích từ 2-4m2…

Đó là ứng dụng của sản phẩm “Quả cầu dập lửa Control Fire” của nhóm sinh viên gồm Cao Xuân Ninh, Hồ Vĩ, Đặng Văn Dũng, Dương Thành Duy khóa 62 ngành Lâm sinh trường Đại học lâm nghiệp đã xuất sắc thuyết phục được Ban Giám khảo cuộc thi: “Ý tưởng khởi nghiệp Lâm nghiệp năm 2019” để giành giải nhất.

Sản phẩm “Quả cầu dập lửa Control Fire”

Sinh viên Cao Xuân Ninh đại diện nhóm chia sẻ về sản phẩm, quả cầu dập lửa được làm từ vật liệu thủy tinh, bên trong có chứa dung dịch (K2CO3 và H2O), quả cầu ném vào đám cháy vỡ ra và bắn dung dịch, dung dịch tác dụng với nhiệt của lửa tạo ra CO2 có khả năng dập tắt đám cháy ngay điểm đầu bén lửa.

Quả cầu có khả năng cứu hỏa khi có cháy xảy ra nhanh chóng lấy quả cầu dập lửa ném vào điểm khởi khởi đầu đám cháy. Đám cháy nhanh chóng kiểm soát và dập tắt hẳn lửa trong khoảng 4-5 giây. Đứng cách xa đám cháy với khoảng cách an toàn là 3-4m, cầm quả cầu dập lửa và ném.

Sinh viên Ninh cho hay, một quả cầu có dung tích 700ml có thể dập tắt hẳn ngọn lửa với diện tích từ 2-4m2.

Ban Giám khảo trao giải nhất cho nhóm sinh viên với sản phẩm “Quả cầu dập lửa Control Fire”.

Nói về ý tưởng xây dựng đề án, sinh viên Cao Xuân Ninh cho biết: “Ý tưởng chúng em làm đề tài này do chứng kiến thực tiễn hiện nay số lượng vụ cháy xảy ra ngày càng nhiều, nhiều vụ cháy lớn không chỉ thiệt hại về người mà thiệt hại rất lớn về tài sản lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Việc xảy ra cháy nổ tại Việt Nam khiến người dân vô cùng lo lắng và bất an nên việc chế tạo ra những sản phẩm phòng cháy chữa cháy (PCCC) khẩn cấp là điều vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, những thiết bị PCCC hiện nay đang được bán rất nhiều trên thị trường nhưng những thiết bị này giá khá cao. Thấy được thực trạng đó, nhóm tác giả chúng em đã hướng đến sản xuất một thiết bị chữa cháy tiện lợi cho khả năng dập lửa cao hơn, chi phí sản xuất rẻ hơn và hướng tới bảo vệ môi trường đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng”.

Ban giám khảo cuộc thi

Được biết, cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp Lâm nghiệp – Cờ tướng trực tuyến năm 2019 đã thu hút gần 200 giảng viên, sinh viên toàn trường đăng kí tham gia.

Sản phẩm của các nhóm dự thi

Năm nay Ban tổ chức đã tiếp nhận 14 ý tưởng dự án dự thi của các Khoa Viện của Nhà trường ở các lĩnh vực khác nhau như: lâm nghiệp, nông nghiệp, giống và công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ chế biến lâm sản, sản xuất kinh doanh,…. Sau vòng sơ khảo, Ban tổ chức đã lựa chọn được 06 ý tưởng dự án xuất sắc nhất tham dự vòng chung kết.

Ban giám khảo vòng chung kết là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp, giám đốc các doanh nghiệp như: GS.TS. Phạm Văn Chương – Phó Hiệu trưởng, Trưởng Ban tổ chức; ông Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên cao cấp CEFE, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; bà Đặng Thị Hoa – Giảng viên Khoa KT&QTKD; ông Nguyễn Kim Cường – Tổng Giám đốc Tập đoàn NTEA Việt Nam; ông Lương Văn Hùng – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông trại chia sẻ Sharefarm.

GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp

GS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng Nhà trường cho biết, cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp Lâm nghiệp được tổ chức thường niên nhằm kích thích tính sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh, hình thành kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên trong ngành Nông – Lâm nghiệp.

Các nhóm sinh viên tham dự chung kết cuộc thi

“Đây không chỉ là sân chơi, diễn đàn đầy hấp dẫn, thiết thực và bổ ích cho giảng viên trẻ và sinh viên kết nối, định hướng, hiện thực hóa các ý tưởng, dự án kinh doanh, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp. Quan trọng hơn, khi tham gia cuộc thi các nhóm dự án sẽ được tiếp cận với các doanh nghiệp, doanh nhân để giao lưu, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm, hiểu rõ hơn về kinh doanh và tìm kiếm cơ hội hợp tác” – GS Chứ nhấn mạnh.

Nguồn: