Bài bạc | Cờ tướng trực tuyến

ChatGPT và cơ hội của Sinh viên Cờ tướng trực tuyến trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay

Kể từ khi ra mắt hồi cuối tháng 11 năm ngoái, ChatGPT – chatbot được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) do OpenAI phát triển đã trở thành một hiện tượng thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của người dùng trên khắp thế giới. Theo thống kê của Công ty phân tích Similar Web, khoảng 13 triệu người dùng đã sử dụng ChatGPT mỗi ngày trong tháng 1/2023, nhiều hơn gấp đôi so với mức trong tháng 12. Số người dùng ChatGPT được cho là cán mốc 100 triệu người/tháng chỉ 2 tháng sau khi được ra mắt, khiến đây trở thành ứng dụng cho người dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử.

ChatGPT là gì?

ChatGPT (tên đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) là ứng dụng AI được phát triển từ mô hình GPT – 3.5 của công ty khởi nghiệp OpenAI (Mỹ), chuyên nghiên cứu và phát triển AI. Công cụ này gây “sốt” toàn cầu với khả năng tương tác cao, được đào tạo để đưa ra câu trả lời giống một cuộc trò chuyện với người thật. Chat GPT được đào tạo bằng kỹ thuật máy học có tên “Học tăng cường từ Phản hồi của người dùng – Reinforcement Learning from Human Feedback (RLHF)”.

ChatGPT hoạt động như thế nào?

Mô hình ChatGPT được đào tạo bằng kỹ thuật máy học có tên là ‘Học tăng cường từ phản hồi của con người’ (Reinforcement Learning from Human Feedback – RLHF).

Hệ thống này được thiết kế để cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi thông qua giao diện đàm thoại. ChatGPT được tinh chỉnh dựa trên GPT-3.5 bằng cách sử dụng phương pháp học có giám sát cùng với phương pháp học tăng cường.

Cả hai phương pháp đó đều sử dụng huấn luyện viên là con người để cải thiện hiệu suất của mô hình. Trong trường hợp học có giám sát (supervised learning), mô hình này được cung cấp các hội thoại trong đó huấn luyện viên đóng vai trò làm cả hai bên: người dùng và trợ lý AI. Trong bước tăng cường (reinforcement), đầu tiên ‘huấn luyện viên con người’ xếp hạng các phản hồi mà mô hình này đã tạo ra trong mấy hội thoại trước đó.

Các xếp hạng này được sử dụng để tạo ra ‘mô hình phần thưởng’, rồi từ đó mô hình đấy được tinh chỉnh thêm nữa bằng cách sử dụng Proximal Policy Optimization (PPO, Tối ưu hóa chính sách cận tính), lặp đi lặp lại mấy lần quá trình này. ChatGPT có thể “mô phỏng đối thoại, trả lời các câu hỏi theo mạch, thừa nhận sai lầm, phản đối các cơ sở không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp”.

Lợi ích của ChatGPT

Giải đáp các thắc mắc trong mọi lĩnh vực: Với kho dữ liệu đồ sộ, khả năng tổng hợp thông tin và truyền đạt dễ hiểu, ChatGPT có thể giúp chúng ta tìm câu trả lời cho các vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, cần tỉnh táo để biết rằng các thông tin này chưa qua kiểm định và không rõ nguồn gốc.

ChatGPT có thể đóng vai trò như một trợ lý số, giúp ta thực hiện các công việc như đưa ra ý tưởng để trả lời các câu hỏi của khách hàng, soạn bản tin email, viết nội dung quảng cáo hấp dẫn trên các mạng xã hội, viết code…

ChatGPT sử dụng dưới dạng giao diện chat, hỗ trợ tốt cả tiếng Việt.

Hỗ trợ trong lĩnh vực nghiên cứu: Sự hỗ trợ cần thiết của ChatGPT sẽ giúp nâng cấp trình độ nghệ thuật tại các các lĩnh vực nghiên cứu như xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học máy.

Ở lĩnh vực tự động hóa: ChatGPT sẽ rút gọn quy trình nhập liệu và đơn giản hóa các thao tác trong việc quản lý chuỗi cung ứng, gia tăng năng suất làm việc.

Những hạn chế của ChatGPT

– ChatGPT chỉ có thể đưa ra câu trả lời dựa trên dữ liệu mà nó đã được huấn luyện, khó xử lý các câu hỏi mở.

– ChatGPT sử dụng thông tin đã học được từ dữ liệu huấn luyện để tạo phản hồi. Điều này có thể xảy ra sai sót. Vì vậy, tất cả đầu ra phải được kiểm tra thực tế về tính chính xác và kịp thời.

– ChatGPT có thể không cung cấp thông tin chuyên sâu hoặc hiểu ngữ cảnh hoặc sắc thái trong cuộc trò chuyện.

– Phụ thuộc vào dữ liệu nền. Nếu cơ sở dữ liệu bị sai lệch hoặc không đầy đủ, phản hồi của ChatGPT cũng có thể bị sai lệch hoặc không đầy đủ. Điều này đòi hòi việc xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết, đa dạng và mang tính tiêu biểu.

Khi bị chất vấn làm sai phép tính, AI đưa ra các bước tính toán vô lý và lý thuyết không liên quan, thay vì thừa nhận thông tin sai.

ChatGPT có thể ảnh hưởng đến học sinh, sinh viên như thế nào?

Khả năng làm luận văn của ChatGPT khiến nhiều chuyên gia lo ngại về khả năng sinh viên có thể tận dụng công cụ này để gian lận trong thi cử; biến ChatGPT trở thành “kẻ viết hộ” tiểu luận, luận văn, viết code…

Việc lạm dụng AI cũng có thể khiến khả năng tư duy của sinh viên bị thui chột và trở nên lười biếng, ỉ lại vào trí tuệ nhân tạo. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi khi bước chân vào thị trường lao động, sinh viên không chỉ “rỗng” kiến thức, sự sáng tạo mà còn thiếu ý chí, nghị lực và tâm huyết làm việc. Dẫn đến việc liên tục nhảy việc hoặc sớm bị đào thải khỏi doanh nghiệp.

Trí tuệ nhân tạo thế hệ mới có tiềm năng thay thế những người làm công việc văn phòng, từ bác sĩ và chuyên gia tư vấn quản lý được trả lương cao đến gia sư tư vấn tại nhà. Nhiều chuyên gia dự báo, một số nghề nghiệp có thể bị xóa sổ trong tương lai. Đồng nghĩa với việc, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ càng trở nên khó khăn và cạnh tranh hơn bao giờ hết.

Sinh viên sử dụng ChatGPT thế nào để đem lại hiệu quả cao trong học tập?

Sinh viên có thể sử dụng ChatGPT để tra cứu, tổng hợp, tóm tắt thông tin, gợi ý các ý tưởng. Tuy nhiên, thay vì nhờ ChatGPT làm hộ bài, hãy sử dụng như một công cụ dẫn dắt, gợi mở cho bạn khi bạn đối mặt với một bài tập, dự án khó mà bạn chưa biết giải quyết nó như thế nào.

Không phải bất kỳ thông tin nào ChatGPT cung cấp đều chính xác. Do đó, sinh viên cần phải biết chọn lọc thông tin và xác thực từ nhiều nguồn khác nhau trước khi đưa vào bài tập, tiểu luận…

Google Search là ứng dụng tìm kiếm quen thuộc từ trước đến nay. Tuy nhiên, sự xuất hiện của ChatGPT khiến người “đàn anh” không khỏi lo lắng bị vượt mặt. Điều này có thể hiểu, bạn giỏi nhưng đối thủ của bạn cũng không phải hạng xoàng. Áp dụng vào học tập cũng vậy.

Việc sinh viên sử dụng ChatGPT để chống chế, “qua mắt” thầy cô là điều không dễ dàng bởi Nhà trường có thể áp dụng giao bài tập, kiểm tra, đề cao suy nghĩ, độ hiểu biết của học sinh, sinh viên mới có thể qua môn.

Như vậy, sinh viên chỉ nên tận dụng chứ không được lợi dụng ChatGPT để gian lận, “học hộ, thi hộ”.

Như vậy, sinh viên chỉ nên tận dụng chứ không được lợi dụng ChatGPT để gian lận, sử dụng AI và ChatGPT để cá thể hóa quá trình học tập, giống như một gia sư riêng, một người thầy riêng cho từng học sinh.

THĐ (Tổng hợp)