Hội đồng đánh giá luận án có mặt 07/07 thành viên theo quyết định số: 1445/QĐ-ĐHLN-ĐTSĐH ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp, gồm:
TT | Họ và tênThành viên Hội đồng | Chức trách trong Hội đồng | Đơn vị công tác |
1 | PGS.TS. Lê Xuân Trường | Chủ tịch HĐ | Cờ tướng trực tuyến |
2 | TS. Phạm Thế Anh | Thư ký HĐ | Cờ tướng trực tuyến |
3 | PGS.TS. Ngô Đình Quế | Phản biện1 | Cờ tướng trực tuyến |
4 | PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Phản biện 2 | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội |
5 | PGS.TS. Hoàng Văn Thắng | Phản biện 3 | Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam |
6 | PGS. TS. Lê Xuân Tuấn | Uỷ viên HĐ | Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội |
7 | TS. Hà Quang Anh | Uỷ viên HĐ | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Tên đề tài luận án “Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp phục hồi rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định”. Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Cúc và PGS.TS. Phạm Minh Toại.
Sau khi nghe NCS Trần Thị Mai Sen trình bày tóm tắt kết quả luận án, Thành viên Hội đồng nhận xét đánh giá và tổng hợp ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về bản tóm tắt của Luận án, các thành viên khác của Hội đồng và người tham dự tiếp tục đưa ra những ý kiến nhận xét, góp ý và đặt nhiều câu hỏi liên quan đến các nội dung chuyên môn của Luận án.
Hội đồng đã thảo luận và thống nhất: Hình thức và Nội dung của Luận án đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một luận án tiến sĩ, chuyên ngành: Lâm sinh; mã số: 9620205 với số phiếu tán thành là 07/07. Thay mặt Hội đồng, PGS.TS. Lê Xuân Trường – Chủ tịch Hội đồng đã đọc bản Quyết nghị của Hội đồng, theo đó đã nêu rõ được những kết quả chính, những đóng góp mới của Luận án cho khoa học và thực tiễn, đồng thời cũng chỉ rõ những thiếu sót về nội dung, hình thức của Luận án để NCS tiếp thu và khắc phục.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luận án:
– Về mặt học thuật: Lượng hóa được đặc điểm cấu trúc tầng cây cao, đặc điểm cây tái sinh và một số nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng ngập mặn.
– Về mặt lý luận: Luận án bổ sung cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp phục hồi rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu. Trong đó luận án đã xác định được chế độ mặn và chế độ phơi bãi có ảnh hưởng lớn đến quá trình thiết lập tái sinh của cây ngập mặn ở khu vực nghiên cứu.
– Những luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.
+ Bổ sung các dẫn liệu khoa học về đặc điểm cấu trúc của các quần xã thực vật ngập mặn và đặc điểm tái sinh của một số loài cây ngập mặn chủ yếu tại khu vực nghiên cứu;
+ Xác định được khả năng thiết lập tái sinh tự nhiên của một số loài cây ngập mặn chủ yếu và đề xuất được một số giải pháp phục hồi rừng ngập mặn bằng các loài Trang, Đước vòi và Mắm biển tại những vùng có độ mặn và chế độ phơi bãi thích hợp.
Một số hình ảnh buổi bảo vệ luận án
PGS.TS. Lê Xuân Trường – Chủ tịch Hội đồng trường điều hành buổi bảo vệ
Nghiên cứu sinh Trần Thị Mai Sen tự tin bảo vệ luận án trước Hội đồng
Các thành viên trong Hội đồng chấm Luận án
PGS.TS. Cao Quốc An – Đại diện đơn vị đào tạo phát biểu và tặng hoa chúc mừng NCS
NCS Trần Thị Mai Sen tặng hoa tri ân Thầy, Cô hướng dẫn khoa học