Hội đồng đánh giá luận án gồm 07 thành viên theo quyết định số 3947/QĐ-HVN ngày 23 tháng 10 năm 2020 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, gồm:
TT | Chức danh khoa học Họ và tên | Đơn vị công tác | Trách nhiệm trong hội đồng |
1 | GS.TS. Trần Đức Viên | Học viện Nông nghiệp Việt Nam | Chủ tịch |
2 | PGS.TS. Trần Quốc Vinh | Học viện Nông nghiệp Việt Nam | Phản biện 1 |
3 | PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi | Hội chủ rừng Việt Nam | Phản biện 2 |
4 | TS. Mai Văn Phấn | Tổng cục Quản lý đất đai | Phản biện 3 |
5 | PGS.TS. Phan Thị Thanh Huyền | Học viện Nông nghiệp Việt Nam | Thư ký |
6 | TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội | Ủy viên |
7 | TS. Lưu Văn Năng | Tổng cục Quản lý đất đai | Ủy viên |
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình”. Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Phương Nam – Học viện Nông nghiệp Việt Nam và TS. Nguyễn Nghĩa Biên – Viện Điều tra, Quy hoạch rừng.
Những kết luận mới của luận án:
– Quản lý, sử dụng đất rừng cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình góp phần tăng thu nhập cho người dân trong cộng đồng, góp phần ổn định sinh kế của người dân. Mặc dù vậy, tỷ lệ thu nhập từ diện tích đất rừng trung bình của các hộ không cao, chỉ chiếm khoảng 9,26% đến 16,59%; đối với các hộ khá và giàu thì thu nhập từ rừng cộng đồng chỉ đóng góp khoảng 4,00% tổng thu nhập của hộ; nhưng đối với các hộ nghèo và cận nghèo thì đây là một nguồn thu đáng kể, chiếm khoảng từ 17,71% đến 21,80% tổng thu nhập của hộ.
– Việc quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng đã góp phần thay đổi cơ cấu sử dụng lao động tại địa phương. Nhận thức của người dân trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng cũng thay đổi. Những trường hợp vi phạm quy chế quản lý, sử dụng đất rừng cộng đồng đã giảm đáng kể. Công tác giải quyết những tranh chấp, lấn chiếm đất rừng của cộng đồng vẫn còn rất phức tạp, số vụ lấn chiếm đất rừng của cộng đồng có giảm nhưng mới được khoảng 50%.
– Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy có 29 yếu tố thuộc 4 nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng đất rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo mức độ như sau: Nhóm yếu tố những quy định của pháp luật có ảnh hưởng lớn nhất (33,44%), sau đó đến nhóm yếu tố tự nhiên, cơ sở hạ tầng (32,27%), tiếp đến là nhóm yếu tố xã hội (25,13%) và nhóm yếu tố điều kiện kinh tế (9,16%) có ảnh hưởng ít nhất.
Một số hình ảnh buổi bảo vệ Luận án
GS.TS. Trần Đức Viên – Chủ tịch Hội đồng điều hành buổi lễ bảo vệ
Các thành viên hội đồng
TS. Nguyễn Nghĩa Biên đại diện tập thể giáo viên hướng dẫn phát biểu
NCS tặng hoa cảm ơn Hội đồng khoa học và giáo viên hướng dẫn
GS. TS. Phạm Văn Cường – Phó Giám đốc Học viện – Đại diện cơ sở đào tạo phát biểu và chúc mừng NCS
GS. TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp – Đại diện cơ quan công tác của NCS chúc mừng và tặng hoa NCS
Hình ảnh người thân, gia đình và đồng nghiệp đến dự và tặng hoa chúc mừng NCS