Trong diễn văn chào mừng, GS.TSKH. Selikhovkin, Hiệu trưởng nhà trường đã ôn lại truyền thống vẻ vang của trường trong hơn hai thế kỷ xây dựng và phát triển.
Trước năm 1917, trường là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu lớn, là nơi đào tạo những chuyên gia hàng đầu về trồng rừng. Và chính nới đây đã từng là nơi làm việc của rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng – đó là những nhà khoa học không chỉ có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nước Nga vĩ đại mà còn cho cả sự phát triển của nền lâm nghiệp thế giới. Trong số đó có các nhà khoa học nổi tiếng và uyên bác đó là: G.F.Morozov (1867-1920), A.F.Rudzky (1838-1901), nhà hóa học A.N.Engelgard (1832-1893), một nhà sinh thái học N.A.Holodkovsky (1858-1921), Phenologist D.N.Kaygorodov (1846-1924) và nhiều người khác.Từ nhiều thế kỷ trước, nước Nga vĩ đại đã nhận thấy được tầm quan trọng của rừng. Đó chính là những tài nguyên được biết đến, khai thác và phát triển từ rất sớm, để phát triển bền vững và hiệu quả cần phải có những chuyên gia, những kỹ sư và những lao động có tay nghề cao, nhằm đáp ứng những yêu cầu này, ngày 27/05/1803 Nga Hoàng Alexcandr I ký sắc lệnh thành lập Cờ tướng trực tuyến đầu tiên trên thế giới, sau đúng 100 năm ngày thành lập thành phố Xanh-Petecbua.
Liên kết chặt chẽ với sự phát triển công nghiệp rừng tại Liên Xô những năm 1929, trường ngày ấy đã được tổ chức lại thành Học Viện Lâm Nghiệp. Từ một viện chỉ có duy nhất một lĩnh vực nghiên cứu đã trở thành một học viện với rất nhiều chuyên ngành khác nhau, là nơi đào tạo chuyên gia cho tất cả các ngành công nghiệp rừng: trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng, vận tải rừng, và chế biến lâm sản và kinh tế lâm nghiệp…
Phó Hiệu trưởng trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam tặng quà kỷ niệm cho SPBFTU
Trong những năm chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô, các nhà khoa học của trường cũng đó có những đóng góp rất lớn cho dân tộc. Tại đây các nhà khoa học của trường đã miệt mài nghiên cứu trong mưa bom, bão đạn. Họ đã tìm ra những sản phẩm mới, những loại thuốc mới từ chính những tài nguyên của rừng. Chính những sản phẩm đó đã giúp cho hàng nghìn người Leningrad “anh hùng” thoát khỏi bệnh tật và đói khát. Ví như bánh mỳ làm từ Xenlulo, thuốc chống nhiễm trùng từ thảo dược… Đó là những nhà khoa học nổi tiếng – những con người đã làm việc và nghiên cứu bằng cả trái tim của mình, đã góp phần viết lên thời kỳ Xô Viết lịch sử như M.E.Tkachenko (1878-1950), M.M.Orlov (1867-1932), M.N.Rimsky-Korsakov (1873-1951), I.P.Borodin (1847-1930), L.A.Ivanov (1871-1962), V.N.Sukachev (1880-1967), N.I.Nikitin (1890-1975), N.N.Nepenin (1883-1967), V.I.Sharkov (1907-1974), S.F.Orlov (1910-1979), A.M.Goldberg (1910-1980), A.N.Pesotsky (1896-1987), A E.Grube. (1907-1974), S.I.Vanin (1891-1951). Họ là những nhà khoa học, là những người đã tiếp nối sự nghiệp, truyền thống vẻ vang của học viện, đem lại vẻ vang cho trường ra toàn thế giới.
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Lâm Nghiệp Xanh-Petecbua đã cống hiến cho nền khoa học thế giới không ít những nhà khoa học tên tuổi, đào tạo các sinh viên đến từ hơn 90 quốc gia. Những thế hệ sinh viên của trường đã trở thành các chuyên gia, kĩ sư làm việc trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế các quốc gia, nhiều người trong số họ đã trỡ thành những nguyên thủ quốc gia, những nhà hoạt động chính trị, xã hội nổi tiếng. Hiện nay, nhà trường có quan hệ ngoại giao mật thiết với trên 100 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam và đặc biệt là Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Đoàn đại biểu trường Lâm Nghiệp giao lưu với lưu học sinh Việt Nam
Hiện nay tại Đại học Tổng hợp kĩ thuật Lâm nghiệp Xanh-Petecbua có hơn 40 lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại tất cả các khoa của trường theo diện hợp tác đào tạo nhà nước và tự túc. Từ năm 1959 đến nay, tinh thần học tập, kết quả đạt được của sinh viên Việt Nam đã góp phần viết nên trang sử truyền thống vẻ vang của ngôi trường giàu truyền thống bậc nhất này. Ghi nhận và đánh giá cao sự đào tạo của nhà trường đối với các thế hệ sinh viên Việt Nam theo học tại trường, trong ngày lễ kỷ niệm 2010 năm thành lập trường PGS, TS Nguyễn Văn Tuấn – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam nhấn mạnh: “…Trong hơn 60 năm qua, hơn 300 sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam chúng tôi đã và được học tập tại Trường, khi trở về tổ quốc, rất nhiều người trong số này hiện nay đã trở thành các nhà khoa học nổi tiếng, trở thành các nhà lãnh đạo cao cấp của Nhà nước, các nhà kỹ thuật và quản lý giỏi…, họ đã đóng góp những thành tực hết sức quan trọng vào sự nghiệp phát triển ngành lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội của đất nước Việt nam chúng tôi.
Chúng tôi không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn về vật chất, tinh thần và những tình cảm hết sức quý báu mà Nhà trường nói riêng và nhân dân Nga nói chung đã dành cho chúng tôi trong những năm vừa qua.
Từ đất nước Việt nam xa xôi, chúng tôi luôn dõi theo và khâm phục những thành tựu về khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo mà Trường đã đạt được. Chúng tôi mong rằng trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, sự hợp tác của Nhà trường trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học, vì sự phát triển phồn thịnh của hai đất nước chúng ta. Xin chúc Trường luôn phát triển để xứng đáng là trường Đại học lâm nghiệp hàng đầu của Thế giới. Xin chức cho tình hữu nghị giữa Trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam và trường SPBFTU nói riêng và tình hữu nghị giữa nhân dân Nga và nhân dân Việt Nam nói chung mãi xanh tươi và bền vững”.
Với chiều dài 210 năm lịch sử phát triển, đến nay trường có tổng cộng 8 khoa, và 60 bộ môn với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao và gần 10 000 học viên theo học ở các hệ đào tạo cử nhân, kỹ sư, tiến sĩ, tiến sỹ khoa học và thực tập sinh các cấp trong đó có gần 500 sinh viên nước ngoài. Trường hiện vẫn là một trong những trường đào tạo đầu ngành về lâm nghiệp trên thế giới.