Bài bạc | Cờ tướng trực tuyến

Hội thảo quốc tế Erasmus+ tăng cường năng lực: Quá khứ và Tương lai

Nhằm lan tỏa những giá trị của chương trình Erasmus và chia sẻ kinh nghiệm thực tế tới các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cũng như giới thiệu Chương trình Erasmus+ tăng cường năng lực giai đoạn 2021-2027, Ban tổ chức gồm Phái đoàn Châu Âu tại Việt Nam, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Đại sứ quán Italia tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, EURAXESS ASEAN, trung tâm ICISE đã đồng tổ chức Hội thảo quốc tế Erasmus+ tăng cường năng lực: Quá khứ và Tương lai trong 3 ngày, từ 19 đến 21/5/2022 tại Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), Quy Nhơn, Bình Định.

Trong giai đoạn 2015-2020, Việt Nam đã có 74 dự án được Chương trình Erasmus+ tài trợ, thu hút sự tham gia của 94 cơ sở giáo dục đại học, trong đó có 5 dự án do các cơ sở giáo dục đai học Việt Nam là điều phối.

Hội thảo đã thu hút được sự tham gia của gần 200 đại biểu đến từ các trường Đại học từ Bắc vào  Nam của Việt Nam. Hội thảo đã nghe chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đề xuất cũng như vận hành dự án của các trường đại học đã tham gia thực hiện các dự án Erasmus+ như: Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Hà Nội, Đại học Cần Thơ, Đại học KHTN (Đại học quốc gia Hà Nội), Học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Nhận lời mời của Đại sứ quán Pháp, trường Đại học Lâm nghiệp do PGS. TS. Lê Xuân Phương đại diện đã chia sẻ tại Hội thảo về dự án FOREST – Hóa học định hướng tương lai mà trường đang phối hợp với các đối tác Châu Âu và Nga cùng thực hiện. Dự án nhằm xây dựng 1 chương trình đào tạo Thạc sỹ mới liên ngành: Hóa học bền vững và Hóa môi trường. Bên cạnh đó, chương trình Thạc sỹ cũng thiết kế các khóa học hè (Summer school, trong chương trình tự chọn) để tạo cơ hội trao đổi giữa sinh viên các trường và tích lũy tín chỉ theo ECTS. Điều này rất phù hợp với hệ thống đào tạo tín chỉ mà các trường đại học tại Việt nam đang vận hành hiện nay.

Bên cạnh các kinh nghiệm từ phía đối tác Việt Nam, hội thảo cũng được nghe kinh nghiệm từ các đối tác Châu Âu: Đại học Cantania, Italia (dự án MARE); Đại học Sapienza của Rome (dự án GREENUS);

Hội thảo cũng được ông Adrian Veale, Tổng giám đốc cơ quan Giáo dục, thanh thiếu niên, thể thao và văn hóa (DG-EAC) từ trụ sở Brussels chia sẻ về chính sách giáo dục đại học ở Châu Âu cũng như các điểm mới của Chương trình Erasmus+ giai đoạn 2021-2027. Các quy định cũng như kinh nghiệm quản trị dự án Erasmus+ cũng được đại diện trường đại học Toulouse 2 chia sẻ thêm tại hội thảo, giúp các trường nắm bắt thêm các quy định mới cũng như các điểm cần lưu ý khi nộp hồ sơ cho giai đoạn mới này.

Cổng thông tin EURAXESS ASEAN do Tiến sỹ Jenny Elmaco đại diện, cũng chia sẻ thêm các cơ hội học bổng đào tạo và nghiên cứu dành cho cán bộ và sinh viên Việt Nam với các trường đại học Châu Âu, bên cạnh chương trình Erasmus.

Đặc biệt, các đại biểu cũng được lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm từ các trường vừa nộp đề xuất năm nay như Đại học Đà Lạt (dự án SUCCESS); Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (dự án CADEO); Đại học KHNT, đại học quốc gia Hà Nội (Dự án Virtual Forest).

Các đại biểu tham dự hội thảo đã rất hào hứng trao đổi với đại diện các trường tham gia chia sẻ tại hội thảo để có thêm kinh nghiệm, nhằm tạo ra những hiệp lực mới, giúp đỡ những đơn vị chưa từng triển khai chương trình ERASMUS có cơ hội hiểu biết hơn và có động lực hơn trong hợp tác quốc tế ở lĩnh vực giáo dục đại học và sau đại học, giúp nền giáo dục Việt Nam vươn tới tầm cao mới.

Hội thảo đã khép lại nhưng hiệu ứng tích cực mà chương trình Erasmus+ mang lại cho các trường, tạo nguồn cảm hứng sáng tạo mới giúp các trường tự tin và mở rộng hợp tác thông qua Chương trình Erasmus+, cầu nối giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với các trường đại học tại Châu Âu. Nhiều kết nối mới giữa các trường đại học đã được thiết lập hứa hẹn một mạng lưới hợp tác quốc tế sâu rộng hơn tại Việt Nam sẽ được hình thành và phát triển hơn nữa.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Thông tim thêm về Hội thảo:

Lê Xuân Phương