Bài bạc | Cờ tướng trực tuyến

Hội thảo Quốc tế “Đào tạo và nghiên cứu về Lâm nghiệp trong biến đổi khí hậu và thực thi REDD+ tại Việt Nam”

Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Khoa Lâm học, ngày 11/11/2016, Cờ tướng trực tuyến phối hợp với Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II và Tổ chức DAAD tổ chức Hội thảo Quốc tế “Đào tạo và nghiên cứu về Lâm nghiệp trong biến đổi khí hậu và thực thi REDD+ tại Việt Nam”.

Hội thảo dưới sự chủ trì của: GS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp, cùng với sự tham gia của; PGS.TS. Bùi Thế Đồi – Phó Hiệu trưởng, Trưởng Khoa Lâm học, các đồng chí trong Ban Giám hiệu, lãnh đạo, cán bộ, giảng viên các một số đơn vị.

Hội thảo được đón tiếp 150 đại biểu đến từ: Các tổ chức quốc tế, Văn phòng Chương trình REDD+, Chuyên gia Chương trình Môi trường LHQ (UNEP);Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Nam Định, Nghệ An… và đặc biệt có sự tham dự các chuyên gia, các nhà khoa học của các trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, cùng các nhà tài trợ Hội thảo.

Về phía khách mời Quốc tế có: GS. Lee H. MacDonald – Đại học Tổng hợp Bang Colorado, Hoa Kỳ; Ông Baku Takahashi – Cố vấn trưởng kỹ thuật REDD+ của JICA; TS. Tobias Matusch – chuyên gia GIZ; TS. Philip H. Mundhenk – chuyên gia Đại học Hamburg, CHLB Đức.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS. Trần Văn Chứ nhấn mạnh: Trường Đại học Lâm nghiệp là trường đầu ngành trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện các chương trình, dự án lâm nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai và nghiên cứu giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Các giảng viên của Nhà trường đã triển khai việc xây dựng bài giảng về REDD+ và đưa vào thí điểm giảng dạy cho học viên cao học ngành Lâm học nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Qua đây Hiệu trưởng mong muốn hội thảo sẽ là dịp để các nhà khoa học, các nhà quản lý cùng nhau thảo luận tìm ra những giải pháp gắn kết giữa nội dung giảng dạy với yêu cầu thực tiễn về nâng cao năng lực thực thi REED+, góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng. Thay mặt Lãnh đạo Nhà trường và Ban tổ chức hội thảo Hiệu trưởng Trần Văn Chứ gửi lời cảm ơn chân thành đến các tổ chức, các trường đại học, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã đến tham dự Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Phú Hùng – Vụ trưởng Vụ KHCN&HTQT, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết: Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong khu vực việc thực thi REED+, vì vậy việc đào tạo và nâng cao hiểu biết về REED+ là rất cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiên nay. Với thế mạnh là cơ sở đào tạo có uy tín, có đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao, Trường Đại học Lâm nghiệp hoàn toàn có khả năng chủ động trong việc xây dựng chương trình giảng dạy và đào tạo về BĐKH, REDD+.

Hội thảo đã nghe trình bày 12 bài tham luận và nhiều ý kiến phát biểu trực tiếp. Các ý kiến tham luận tại hội thảo đã nêu ra các vấn đề cụ thể về thực thi REDD+ ở Việt Nam; vấn đề lồng ghép giảng dạy và nghiên cứu về REDD+ ở trình độ sau đại học; những tác động của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học… Từ đó đề xuất các giải pháp để đổi mới chương trình đào tạo của các ngành Lâm học, Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường; đóng góp cho việc xây dựng các chính sách phù hợp hơn nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên thế giới.

Tổng kết Hội thảo, PGS.TS. Bùi Thế Đồi gửi lời cảm ơn và mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, hợp tác, chia sẻ về chuyên môn của các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân trong đào tạo và nghiên cứu của Nhà trường. Những kết quả đạt được trong Hội thảo sẽ là cơ sở xây dựng và đẩy nhanh tiến trình lồng ghép giảng dạy về biến đổi khí hậu và REDD+ trong các chương trình đào tạo của ngành Lâm nghiệp, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai.

Một số hình ảnh Hội thảo

GS.TS. Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu

Ông Nguyễn Phú Hùng – Vụ trưởng Vụ KHCN&HTQT, Tổng cục Lâm nghiệp phát biểu

PGS.TS. Bùi Thế Đồi – Phó Hiệu trưởng, Trưởng Khoa Lâm học phát biểu

PGS.TS. Hoàng Văn Sâm – Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế điều phối Hội thảo

Các đại biểu trình bày tham luận và đóng góp ý kiến

Chụp ảnh lưu niệm