Tham dự Hội thảo lần thứ 5 về phía Tổng cục Lâm nghiệp có: GS. TS. Phạm Văn Điển -Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam; TS. Đoàn Hoài Nam – Vụ trưởng Vụ Quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ; TS. Trần Thế Liên – Vụ trưởng Vụ KHCN&HTQT.
Về phía Hội Động vật học Việt Nam có: GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh – Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam; PGS. TS. Hoàng Xuân Quang – Chủ tịch Chi hội Nghiên cứu Lưỡng cư và Bò sát Việt Nam cùng các đại biểu là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các thành viên Hội động vật học Việt nam, Thành viên chi hội Lưỡng cư và bò sát Việt Nam.
Về phía Cờ tướng trực tuyến có: GS. TS. Trần Văn Chứ – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; PGS. TS. Cao Quốc An, – Phó BT Đảng ủy, Chủ tịch HĐT cùng các đồng chí trong Đảng ủy, BGH và HĐT, cán bộ giảng viên, nhà khoa học quan tâm.
Phát biểu chào mừng Hội thảo, GS. TS. Trần Văn Chứ – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh vai trò quan trọng của lưỡng cư và bò sát trong hệ sinh thái, trong khoa học, trong đời sống, trong bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái; đồng thời nêu lên những thách thức như biến đổi khí hậu, cũng như tầm quan trọng trong việc hợp tác nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhà khoa học nói chung và các nhà khoa học lưỡng cư – bò sát nói riêng.
Hội thảo nhằm công bố và trao đổi các kết quả nghiên cứu về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam trong thời gian gần đây thuộc các lĩnh vực khu hệ, sinh thái học và khai thác, chăn nuôi và bảo vệ nguồn lợi lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam, xác định sơ bộ các hướng nghiên cứu khả thi và cơ bản về lưỡng cư và bò sát trong thời gian tới.
Tại hội thảo, nhiều công trình nghiên cứu đã được trình bày và thảo luận. Trong đó, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về sinh thái học, di truyền học, phương pháp nghiên cứu, chăm sóc, nhân nuôi của các loài lưỡng cư – bò sát như: Sử dụng phương pháp bẫy phễu trong điều tra bò sát và lưỡng cư: kết quả đặt thử nghiệm tại rừng thực nghiệm Núi Luốt, trường Đại học Lâm nghiệp; Nhân nuôi bảo tồn loài Rùa hộp lưng đen Cuora amboinensis (Daudin, 1801) tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc; Mô hình hóa vùng phân bố tiềm năng của Cóc mày e-os (Leptobrachella eos) bằng mô hình Maxent; Kỹ thuật chăm sóc loài Tắc kè đuôi vàng (Cnemaspis psychedelica) tại Trạm Bảo tồn động vật hoang dã Dầu Tiếng; Quan hệ di truyền và đặc điểm hình thái các loài Cá cóc thuộc giống Tylototriton (Amphibia: Caudata) ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Hội thảo cũng đưa ra những đánh giá tổng kết số liệu về lưỡng cư – bò sát Việt Nam, đồng thời định hướng nghiên cứu trong thời gian tiếp theo và đưa ra những giải pháp thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong nghiên cứu lưỡng cư – bò sát ở Việt Nam.
Hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát học ở Việt Nam lần thứ năm là dịp đề các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và học sinh, sinh viên trao đổi chuyên môn, thảo luận các vấn đề khoa học quan tâm; phương pháp nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực lưỡng cư và bò sát học, góp phần quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Một số hình ảnh tại Hội thảo
GS.TS.Trần Văn Chứ – Hiệu trưởng phát biểu chào mừng và tặng hoa chúc mừng Hội thảo
GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh – Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam phát biểu và tặng quà của Hội Động vật học Việt Nam
Ban chủ trì Hội thảo
Vinh danh các GS và PGS mới được công nhận
PGS. TS. Hoàng Xuân Quang – Chủ tịch Chi hội Nghiên cứu Lưỡng cư và Bò sát Việt Nam trình bày tham luận Nghiên cứu về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam: thành tựu và phát triển
GS.TS. Phạm Văn Điển – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam phát biểu
PGS.TS. Vũ Huy Đại trình bày tham luận Thành tựu Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo Cờ tướng trực tuyến
GS.TS. Nguyễn Quảng Trường trình bày tham luận Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển bền vững
Một số tham luận và giải đáp câu hỏi của các đại biểu
Trao giải thưởng Nhất, Nhì, Ba cho các bài trình bày tham luận xuất sắc
Hội thảo chụp ảnh lưu niệm