Thành phần tham dự:
Đại biểu tham dự |
Đơn vị công tác |
TS. Võ Đình Tuyên |
Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ |
GS.TS. Phạm Văn Điển |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp |
Ông Vũ Văn Hưng |
Phó Trưởng ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp |
Ông Phạm Hồng Lượng |
Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp |
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền |
Điều phối viên Quốc gia Quỹ Môi trường toàn cầu – Đơn vị tài trợ |
Ông Phan Thanh Xuân |
Nguyên Thứ trưởng bộ Lâm nghiệp, Chủ tịch Câu lạc bộ Lâm nghiệp Việt Nam |
Ông Hứa Đức Nhị |
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch Hội chủ rừng Việt Nam |
Ông Trần Nhơn |
Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, Chủ tịch Hội KHKT Thủy Lợi |
Ông Nguyễn Ngọc Bình |
Nguyên Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Phó Chủ tịch VFC |
Ông Ngô Sỹ Hoài |
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VFC, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam |
Ông Nguyễn Tôn Quyền |
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt nam |
PGS.TS. Triệu Văn Hùng |
Chủ tịch Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam |
– Các Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên VFC các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Cạn, Lào Cai, các đại biểu Quỹ Phát triển bảo vệ Rừng: Hà Giang, Thừa Thiên – Huế; Ban quản lý rừng Phòng hộ Sông Đà, Viện Quản lý rừng bền vững, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ… |
Về phía Cờ tướng trực tuyến có GS.TS. Phạm Văn Chương – Phó hiệu trưởng; PGS.TS. Trần Quang Bảo – Phó Hiệu trưởng; GS.TS. Trần Hữu Viên – Nguyên Hiệu trưởng Nhà trường; lãnh đạo các đơn vị, cán bộ giảng viên, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường quan tâm.
GS.TS. Phạm Văn Chương – Phó hiệu trưởng Nhà trường phát biểu
Phát biểu chào mừng Hội thảo, GS.TS. Phạm Văn Chương – Phó hiệu trưởng cho biết: Trong thời gian qua, Cờ tướng trực tuyến được Bộ NN&PTNT giao nhiệm vụ là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao về phát triển lâm nghiệp, sử dụng rừng, quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu… trong đó Nhà trường có nhiều ngành đào tạo gắn liền và chuyên sâu về phát triển lâm nghiệp môi trường bền vững. Hôi thảo sẽ là cơ hội để cán bộ viên chức, giảng viên, sinh viên Nhà trường được cung cấp thêm những thông tin hữu ích, các phương pháp tiếp cận hiện đại, kinh nghiệm trong phát triển rừng và phát triển môi trường bền vững…
Ông Phan Thanh Xuân – Chủ tịch Câu lạc bộ Lâm nghiệp Việt Nam (VFC) phát biểu
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Phan Thanh Xuân – Chủ tịch VFC nhấn mạnh: Lâm nghiệp môi trường là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm xây dựng và phát triển rừng theo hướng phù hợp với thích ứng quy luật tự nhiên, có đóng góp quan trọng trong giá trị và lợi ích sinh thái môi trường. Để có nhìn nhận khách quan về các cơ hội cũng như những thách thức, qua đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển lâm nghiệp môi trường ở Việt Nam, Hội thảo cần tập trung thảo luận đưa ra các ý kiến, chia sẻ những ý tưởng và kinh nghiệm thực tiễn trong giám sát tài sản và giá trị môi trường rừng dựa trên công nghệ tiên tiến và sự tham gia của người dân địa phương, qua đó đưa ra một số kiến nghị về giải pháp và chính sách trong phát triển lâm nghiệp môi trường tại Việt Nam.
GS.TS. Phạm Văn Điển – Phó Tổng cục Trưởng TCLN phát biểu ý kiến
Ông Phạm Hồng Lượng – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, TCLN phát biểu ý kiến
Ông Ngô Sỹ Hoài – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VFC, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam trao đổi chuyên môn với các nhà khoa học.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe các nhà khoa học trình bày tham luận tập trung vào các vấn đề trọng tâm về Lâm nghiệp môi trường: Từ nhận thức tới hành động; Lượng giá dịch vụ môi trường rừng; Liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học trong phát triển lâm nghiệp môi trường; Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam; Giám sát tài sản và giá trị môi trường rừng dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin; Giám sát tài sản và giá trị môi trường rừng dựa trên sự tham gia của người dân, chủ rừng và cộng đồng địa phương; Liên kết phát triển rừng sản xuất giữa doanh nghiệp chế biến gỗ và người dân địa phương; Các mô hình lâm nghiệp môi trường được xây dựng; Giải pháp, chính sách phát triển lâm nghiệp môi trường.
Ông Hứa Đức Nhị – Nguyên Thứ trưởng Bộ NG&PTNT phát biểu ý kiển
GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung – Thành viên Ban Chỉ đạo GEF/SGP
Tiếp theo Hội thảo thảo luận về các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển lâm nghiệp môi trường bền vững.
PGS.TS. Triệu Văn Hùng – Chủ tịch Hội KH-KT Lâm nghiệp Việt Nam phát biểu ý kiến
PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn – Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐHLN phát biểu ý kiến
Đồng thời cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức trong quá trình triển khai thực hiện và đưa ra một số ý kiến, đề xuất một số cơ chế, chính sách cho phát triển lâm nghiệp môi trường tại Việt Nam.
PGS.TS. Trần Thị Thu Hà – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Lâm nghiệp, ĐHNL Thái Nguyên phát biểu ý kiến
GS.TS. Trần Hữu Viên – Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHLN phát biểu ý kiến
Một trong những vấn đề được đại biểu quan tâm và có nhiều ý kiến tham luận tại Hội thảo là về giải pháp gắn bảo vệ rừng với phát triển kinh tế lâm nghiệp, duy trì tính đa dạng và phát huy đầy đủ các giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng, tạo phúc lợi xã hội ổn đinh, bền vững và công bằng…
Ông Ngô Sỹ Hoài – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Câu lạc bộ Lâm nghiệp Việt Nam phát biểu
Tổng kết Hội thảo, ông Ngô Sỹ Hoài – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Câu lạc bộ Lâm nghiệp Việt Nam thay mặt Ban tổ chức gửi lời cảm ơn Quỹ môi trường toàn cầu, các cơ quan, đơn vị đã hỗ trợ, phối hợp tổ chức thành công Hội thảo và mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hợp tác, chia sẻ, đóng góp ý kiến về chuyên môn của các nhà khoa học, các tổ chức và cá nhân trong các lĩnh vực lâm nghiệp môi trường. Những kết quả đạt được trong Hội thảo sẽ là cơ sở để các Bộ, Ban, Ngành và các cơ quan liên quan tiếp tục xây dựng phát triển lâm nghiệp môi trường ở Việt Nam hiệu quả hơn nữa.
Toàn cảnh Hội thảo