Bài bạc | Cờ tướng trực tuyến

Điều lệ Hội Sinh viên VN

ĐIỀU LỆ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM (Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VI thông qua ngày 23/12/1998)   – Tên Hội: HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM – Ngày truyền thống của Hội: ngày 9 tháng 1 – Biểu trưng của Hội: Biểu tượng hình tròn, nền xanh…

ĐIỀU LỆ HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM

(Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VI thông qua ngày 23/12/1998)

 

– Tên Hội: HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM

– Ngày truyền thống của Hội: ngày 9 tháng 1

– Biểu trưng của Hội: Biểu tượng hình tròn, nền xanh Cyan 100% (xanh da trời). Biểu tượng hình ngọn lửa và ngôi sao, dưới có dòng chữ: Hội Sinh viên Việt Nam.

– Bài ca chính thức của Hội: "Bài ca sinh viên" của nhạc sĩ Trần Hoàng Tiến.

Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của sinh viên Việt Nam. Trải qua các giai đoạn cách mạng, Hội Sinh viên Việt Nam đã tập hợp đông đảo sinh viên, phát huy truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, cùng các tổ chức thanh niên khác có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Hội Sinh viên tiếp tục phát huy truyền thống, trí tuệ và sức trẻ của sinh viên Việt Nam vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc và sự tiến bộ của tuổi trẻ.

Chương I
MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ
CỦA HỘI SINH VIÊN VIỆT
NAM

Điều 1. Mục đích tổ chức và hoạt động của Hội
 Hội Sinh viên Việt Nam đoàn kết, tập hợp rộng rãi mọi sinh viên Việt Nam cùng phấn đấu học tập, rèn luyện góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì những quyền lợi hợp pháp, chính đáng của sinh viên; đoàn kết và hợp tác bình đẳng với sinh viên các nước trên thế giới vì mục tiêu hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Điều 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội
– Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Hội hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên quốc tế.
– Hội SV Việt Nam có tư cách pháp nhân, trụ sở TƯ Hội đặt tại Thủ đô Hà Nội.

Điều 3. Nhiệm vụ của Hội Sinh viên Việt Nam
1. Đoàn kết, khuyến khích, giúp đỡ hội viên, sinh viên trong học tập và rèn luyện, hoàn thành nhiệm vụ của người sinh viên, góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh.
2. Giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật cho HV, SV.
3. Phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên; tham gia đề xuất các chủ trương, chính sách liên quan đến sinh viên. Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của sinh viên.
4. Đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với các tổ chức sinh viên trên thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Chương II
HỘI VIÊN

Điều 4.
1. Sinh viên là công dân Việt Nam đang học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Viện đào tạo hệ đại học, cao đẳng ở trong và ngoài nước tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội thì được kết nạp vào Hội Sinh viên Việt Nam.
2. Cán bộ, giáo viên, các nhà hoạt động chính trị, khoa học, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật… có uy tín trong sinh viên, trong xã hội, ở trong và ngoài nước có đóng góp tích cực cho Hội và tự nguyện tham gia các hoạt động của Hội thì có thể được kết nạp là hội viên danh dự của Hội Sinh viên Việt Nam.
3. Những người đã học qua bậc Đại học, Cao đẳng, nếu được cử vào cơ quan lãnh đạo của Hội thì tiếp tục hoạt động trong tổ chức Hội.

Điều 5. Hội viên có các nhiệm vụ
1. Thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ Hội và các Nghị quyết của Hội, sinh hoạt và đóng hội phí cho Hội, tuyên truyền nâng cao uy tín và mở rộng ảnh hưởng của Hội trong SV và xã hội.
2. Chấp hành Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giữ gìn nhân cách người sinh viên Việt Nam, tham gia xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong sinh viên và trong xã hội.
3. Tích cực học tập, rèn luyện và tham gia công tác xã hội, đoàn kết giúp đỡ các hội viên, sinh viên khác trong học tập và trong cuộc sống.

Điều 6. Hội viên có các quyền
1. Được yêu cầu tổ chức Hội đại diện, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình trước pháp luật và công luận, được giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt để phấn đấu trưởng thành.
2. Được tham gia mọi hoạt động và được hưởng các phúc lợi tập thể của Hội hoặc do Hội quản lý.
3. Được bàn bạc và giám sát các công việc của Hội, được ứng cử và đề cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội.

Chương III
TỔ CHỨC CỦA HỘI

Điều 7. Tổ chức của Hội bao gồm
– Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.
– Hội Sinh viên tỉnh, thành phố.
– Hội Sinh viên trường Đại học, Cao đẳng, Viện đào tạo hệ Đại học và Cao đẳng.
– Chi hội là tổ chức cơ sở của Hội, được tổ chức theo khoa, khóa chuyên ngành, theo lớp, theo các câu lạc bộ, các đội, nhóm công tác của sinh viên. Ở những trường có nhiều Chi hội có thể thành lập Liên chi hội.
Việc thành lập các cấp Hội phải theo đúng quy định của Pháp luật và Điều lệ Hội.

Điều 8. Đại hội Hội Sinh viên các cấp
1. Nhiệm kì của Đại hội Hội Sinh viên các cấp:
– Đại hội đại biểu toàn quốc và Đại hội đại biểu cấp tỉnh, thành phố và tương đương: 5 năm 1 lần.
– Đại hội đại biểu cấp trường: 2 năm 1 lần.
– Đại hội toàn thể cấp Chi hội, Liên chi hội: 1 năm 1 lần.
Khi cần thiết và có quá nửa số ủy viên Ban chấp hành đề nghị, các cấp của Hội có thể triệu tập Hội nghị Đại biểu.
2. Số lượng đại biểu Đại hội cấp nào do Ban chấp hành Hội ở cấp ấy quyết định, thành phần đại biểu gồm các ủy viên Ban chấp hành cấp triệu tập Đại hội, đại biểu do Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu cấp dưới hiệp thương dân chủ cử lên và đại biểu chỉ định (không quá 5% tổng số đại biểu chính thức Đại hội).
3. Nhiệm vụ của Đại hội, Hội nghị đại biểu Hội Sinh viên các cấp là: Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Ban chấp hành Hội cùng cấp, thảo luận và quyết định mục tiêu, chương trình hành động của Hội nhiệm kỳ, hiệp thương thống nhất cử ra Ban chấp hành Hội cùng cấp; thảo luận, góp ý vào các văn kiện và hiệp thương thống nhất cử đại biểu đi dự Đại hội, Hội nghị đại biểu cấp trên (nếu có).

Điều 9. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội Sinh viên
– Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Sinh viên Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Hội ở mỗi cấp là Đại hội ở cấp ấy. Cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳĐại hội của các cấp là Ban chấp hành cùng cấp do Đại hội hiệp thương thống nhất cử ra.
– Ban chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Ban chấp hành Hội Sinh viên cấp tỉnh, thành phố và cấp trường cử ra Ban thư ký gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội và các ủy viên Ban thư ký. Thường trực Ban Thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam gồm: Chủ tịch và các Phó Chủ tịch. Ban Thư ký là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa 2 kỳ họp Ban chấp hành.
– Ban chấp hành Chi hội cử ra Chi hội trưởng, Chi hội phó.

Điều 10.
 Ban chấp hành Hội các cấp được quyền quyết định kiện toàn Ban chấp hành Hội cấp mình theo số lượng, cơ cấu đã được Đại hội thông qua trên cơ sở hiệp thương, giới thiệu từ cấp dưới lên và đề nghị Hội cấp trên trực tiếp công nhận.

Điều 11. Nhiệm vụ của Ban chấp hành và Ban thư ký các cấp
 1. Cấp trung ương:
  a. Ban chấp hành có nhiệm vụ:
– Tổ chức thực hiện Điều lệ Hội và Nghị quyết Đại hội ĐB toàn quốc Hội SV VN.
– Quyết định các chương trình hành động, nhiệm vụ đối nội, đối ngoại và công tác tổ chức, tài chính của Hội.
– Triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam.
– Cử ra Ban kiểm tra giúp việc cho Ban chấp hành trong công tác kiểm tra của Hội.
  b. Ban thư ký có nhiệm vụ:
– Thay mặt Ban chấp hành Trung ương Hội lãnh đạo các cấp bộ Hội trong việc thực hiện Nghị quyết, chủ trương của Ban chấp hành Trung ương Hội; quan hệ, phối hợp với các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Hội và phong trào sinh viên, phát biểu tiếng nói chính thức của Hội Sinh viên Việt Nam đối với các sự kiện trong nước và quốc tế.
– Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra Hội cấp dưới trong việc thực hiện các chủ trương công tác của Ban chấp hành Trung ương Hội.
– Chuẩn bị nội dung các kỳ họp Ban chấp hành Trung ương Hội.
– Quản lý tài chính của Hội cùng cấp.
  c. Thường trực Ban thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam có nhiệm vụ điều hành công việc hàng ngày giữa 2 kỳ hội nghị của Ban thư ký Trung ương Hội.
 2. Cấp tỉnh, thành phố:
    a. Ban chấp hành có nhiệm vụ:
– Tổ chức thực hiện Nghị quyết đại hội của cấp mình và các Nghị quyết, chương trình hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam.
– Quyết định các chương trình hành động, công tác tổ chức, kiểm tra và tài chính của Hội cấp mình.
– Triệu tập Đại hội đại biểu cấp tỉnh, thành phố.
– Cử ra Ban kiểm tra hoặc ủy viên kiểm tra giúp việc cho Ban chấp hành trong công tác kiểm tra của Hội.
    b. Ban thư ký có nhiệm vụ:
– Tổ chức thực hiện Nghị quyết, chương trình công tác của BCH Hội cấp mình.
– Quan hệ, phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức trong tỉnh, thành phố để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Hội và phong trào sinh viên ở địa phương.
– Chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban chấp hành cấp tỉnh, thành phố.
– Quản lý tài chính của Hội cùng cấp.
 3. Cấp trường:
    a. Ban chấp hành có nhiệm vụ:
– Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, chương trình hoạt động của Hội cấp trên. Quyết định và tổ chức thực hiện các chương trình công tác của Hội cấp mình.
– Chuẩn y kết nạp hội viên mới của các chi hội.
– Triệu tập Đại hội đại biểu Hội Sinh viên trường.
    b. Ban thư ký có nhiệm vụ:
– Tổ chức thực hiện Nghị quyết, chương trình công tác của BCH Hội cấp mình.
– Giúp Ban chấp hành nắm vững tình hình và nhu cầu sinh viên trong đơn vị để phản ánh với nhà trường và Hội cấp trường.
– Kiến nghị, đề xuất với cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường để giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác Hội và phong trào sinh viên của trường.
– Chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban chấp hành.
– Quản lý tài chính của Hội cùng cấp.
 4. Ban chấp hành Chi hội có nhiệm vụ:
– Tổ chức thực hiện các chủ trương công tác của Chi hội và Hội các cấp.
– Nắm tình hình và nhu cầu SV để kiến nghị, đề xuất với Ban chấp hành Hội cấp trường.
– Kết nạp HV mới, quản lý HV; giới thiệu HV ưu tú cho Đoàn bồi dưỡng kết nạp.
– Quản lý, thu chi, trích nộp hội phí.

Chương IV
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 12.
– Cán bộ, hội viên, các cấp Hội và những người có công trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng sinh viên, trong công tác xây dựng Hội và phong trào sinh viên đều được Hội xem xét khen thưởng hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng.
– Cán bộ, hội viên vi phạm Điều lệ Hội, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Hội bị kỉ luật với các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ ra khỏi Hội.
Các cấp Hội vi phạm Điều lệ, tùy theo mức độ có thể áp dụng các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, giải thể.
Những quy định cụ thể về khen thưởng và kỉ luật do BCH Trung ương Hội quy định.

Chương V
TÀI CHÍNH CỦA HỘI

Điều 13. Tài chính của Hội gồm các nguồn thu sau đây
– Hội phí do hội viên đóng góp.
– Kinh phí Nhà nước hỗ trợ.
– Do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ.
– Các cơ sở kinh tế hợp pháp của Hội trích nộp.

Điều 14. Các khoản chi của Hội gồm có
– Các hoạt động của Hội.
– Khen thưởng.
– Xây dựng, sửa chữa các cơ sở vật chất, công trình phúc lợi tập thể của Hội.

Điều 15.
– Hoạt động tài chính của Hội Sinh viên Việt Nam do Ban chấp hành, Ban thư kí Hội các cấp thực hiện theo nguyên tắc quản lí tài chính của Nhà nước và hàng năm phải báo cáo công khai tại Hội nghị Ban chấp hành, Ban thư kí cùng cấp.

Chương VI
CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ HỘI

Điều 16.
– Mọi cán bộ, hội viên và tổ chức Hội phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Hội.
– Việc sửa đổi, bổ sung và thông qua Điều lệ Hội do Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu toàn quốc quyết định.
– Ban thư kí Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Điều lệ Hội.