Bài bạc | Cờ tướng trực tuyến

Công nghệ xử lý nâng cao chất lượng gỗ Tống quá sủ

Thông qua thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ và thiết bị xử lý gỗ Tống quá sủ (Alnus nepalensis D.Don) để sản xuất cấu kiện xây dựng nhà nông thôn” (mã số KC07.15/11-15), các nhà khoa học thuộc Trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu thành công công nghệ xử lý nâng cao chất lượng gỗ Tống quá sủ.

 

Công nghệ xử lý này được áp dụng cho gỗ Tống quá sủ có độ tuổi 9-10, mới khai thác (thời gian từ lúc chặt hạ tới khi xử lý dưới 1 tháng), độ ẩm trên 30%, không bị mối, mọt. Công nghệ xử lý được chia làm 3 giai đoạn chính: 1) Xử lý thủy – nhiệt: gỗ được xử lý ở 60-70oC trong thời gian 6-10 giờ kết hợp với xử lý bảo quản bằng thuốc XM5, MAP 10%; 2) Xử lý cơ học: ép gỗ với áp suất 1,6 MPa ở nhiệt độ 140oC trong thời gian 40 phút; 3) Xử lý ổn định kích thước gỗ ở nhiệt độ 100oC trong thời gian 10 phút. Kết quả kiểm định chất lượng tại Viện Vật liệu xây dựng và Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam cho thấy, gỗ Tống quá sủ sau xử lý đạt yêu cầu của loại gỗ nhóm III theo TCVN 1072-71 (trước khi xử lý gỗ Tống quá sủ được xếp vào nhóm VI), khả năng chống mối nhà tốt, kháng mục trắng, nâu bền, phù hợp làm nguyên liệu xây dựng nhà nông thôn.

Chi tiết xin liên hệ: GS.TS Phạm Văn Chương – Trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam

Thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội; Tel: 04.33840233; Fax: 04.33840063

Nguồn:  khoahocvacongnghevietnam.com.vn/tin-tuc-su-kien/cong-nghe-moi-san-pham-moi/12382-cong-nghe-xu-ly-nang-cao-chat-luong-go-tong-qua-su.html