Bài bạc | Cờ tướng trực tuyến

Trường ĐH Lâm nghiệp đặt mục tiêu vào top khu vực châu Á

Sáng nay 14/11, trường ĐH Lâm Nghiệp đã long trọng Kỷ niệm 55 năm thành lập và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ. Đến dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường.

Trường ĐH Lâm nghiệp nhận Cờ thi đua của Chính phủ trong lễ kỷ niệm 55 năm thành lập​

Trường ĐH Lâm Nghiệp thành lập ngày 19/8/1964. Sau 55 năm phát triển ĐH Lâm Nghiệp trở thành trường đầu ngành của cả nước về lâm nghiệp, phát triển nông thôn và các lĩnh vực trọng điểm. Trường đã đào tạo trên 45.000 kỹ sư, cử nhân, trên 3000 thạc sĩ, 300 tiến sĩ.

Trường đang hợp tác với 120 tổ chức, đại học, viện nghiên cứu trên thế giới. 80% đội ngũ giảng viên nhà trường được học tập bài bản ở nước ngoài. Hiện trường có 9 giáo sư, 44 Phó giáo sư, 150 tiến sĩ.

Từ năm 2015 – 2019, các giảng viên, nhà khoa học của trường đã công bố 6 tiêu chuẩn quốc gia; 3 bằng bảo hộ sáng chế – giải pháp hữu ích; 5 kết quả nghiên cứu được đăng ký và được cấp bảo hộ quyền tác giả; 3 quy trình kỹ thuật cấp Bộ và trên 500 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành, tạp chí quốc tế ISI, SCOPUS.

Thời gian qua, nhà trường đã đào tạo hơn 400 kỹ sư, thạc sĩ người nước ngoài như Lào, Campuchia và các nước trong khu vực.

Đặc biệt, gần 300 cán bộ giảng viên nhà trường được học tập bài bản ở nước ngoài, trong đó, trên 30 cán bộ của trường đang là kiêm giảng tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Đây chính là cầu nối cho trường liên kết quốc tế.

GS.TS Trần Văn Chứ, hiệu trưởng nhà trường cho biết, mục tiêu của trường ĐH Lâm nghiệp trong thời gian tới là trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu, ngang tầm với các trường đại học tiên tiến trong khu vực châu Á về các lĩnh vực trọng điểm của ngành.

Hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp GS.TS Trần Văn Chứ

GS Chứ cho hay, hiện nay, nhà trường tập trung nâng cao chất lượng đào tạo và coi đó là thương hiệu. Đồng thời, thực hiện kiểm định chất lượng trường theo các tiêu chuẩn châu Âu, mở rộng quy mô, phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu xã hội, tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến thế giới.

Trong đó, ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, gắn kết đào tạo với nghiên cứu, phát triển công nghệ; tăng cường hợp tác quốc tế, quản lý theo chuẩn mực ISO, coi đó là chìa khóa hội nhập.

“Nhà trường xin hứa và cam kết đào tạo ra các cử nhân, kỹ sư không chỉ giỏi chuyên môn chính, tâm huyết mà còn tự tin, vững tin giải quyết và trả lời với xã hội về các vấn đề khác” – Hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp nói.

Các thế hệ giảng viên, sinh viên của trường ĐH Lâm Nghiệp về tựu trường

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã biểu dương, ghi nhận những nỗ lực cố gắng, những thành tựu đạt được rất lớn của trường ĐH Lâm Nghiệp, của các thế hệ thầy và trò trong 55 năm qua.

Bộ trưởng Cường nhận xét, với trên 45.000 kỹ sư, cử nhân, trên 3000 thạc sĩ, 300 tiến sĩ mà nhà trường đã đào tạo, đây là nguồn nhân lực đông đảo đóng góp quan trọng trong ngành kinh tế lâm nghiệp thời gian qua.

Trường ĐH Lâm nghiệp đã tham gia rất nhiều chương trình kinh tế lớn của đất nước về lâm nghiệp. Điều đó cho thấy, nhà trường không chỉ đào tạo nguồn nhân lực mà còn tập trung nghiên cứu khoa học.

Bộ trưởng cũng ghi nhận sự nỗ lực trong hợp tác quốc tế, tự thân hoàn thiện cơ sở vật chất khang trang của nhà trường với quy mô trên 50h đất công sở và 170ha rừng thực nghiệm, ít có trường đại học nào trong nước có được cảnh quan đẹp và hiếm như vậy.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, những năm qua, ngành kinh tế từ rừng, đặc biệt là ngành xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, hiện đứng vị trí thứ 5 trên thế giới, thứ 2 của châu Á và số 1 Đông Nam Á về xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản.

Với mục tiêu đạt 11 tỷ USD trong năm 2019  được xem là thành tựu vượt bậc của ngành lâm nghiệp. Đóng góp vào thành tích này, có phần không nhỏ của trường ĐH Lâm nghiệp.

Tuy nhiên, ngành kinh tế lâm nghiệp không chỉ dừng lại ở 11 tỷ đô mà còn phải phát triển nhiều hơn nữa vì sự phát triển của đất nước.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý, nhà trường không chủ quan, không dừng lại, không bằng lòng với thành tích đã đạt được, bởi vì trước mắt, thách thức rất lớn hiện nay là biến đổi khí hậu, mặc dù diện tích rừng ở Việt Nam được che phủ rộng lớn nhưng vẫn kém bền vững.

Việt Nam lại là nước nằm trong vùng rốn bão của thế giới nên bị tác động thiên tai rất lớn và bị tổn thương về thiên tai nhiều nhất. Do vậy, phát triển rừng là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu phát triển bền vững trước biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trao học bổng cho các sinh viên nghèo vượt khó

Bộ trưởng yêu cầu tới đây, trong nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu, hợp tác quốc tế, trường ĐH Lâm Nghiệp phải đặt ra yêu cầu mới để đáp ứng tình hình. Thầy và trò tiếp tục củng cố phát triển nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tham mưu cho Bộ, Nhà nước hoàn thiện thể chế chính sách, phối kết hợp với các thành phần kinh tế, các địa phương đưa nhiều công nghệ mới, nghiên cứu mới vào phát triển ngành lâm nghiệp.

“Bộ cam kết chỉ đạo, phối hợp cùng nhà trường để hoàn thành sứ mạng” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã bày tỏ tri ân tới các nhà giáo, các thầy cô giáo, các thế hệ nhà trường đóng góp sự nghiệp trồng người đối với phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng.

Hồng Hạnh – Dân trí