Hưởng ứng phong trào Khởi nghiệp quốc gia, chương trình khởi nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với các Bộ, Ngành đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tại khắp các trường đại học, học viện trên cả nước. Cờ tướng trực tuyến đã tham gia cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia từ 2013, tổ chức cuộc thi Khởi nghiệp Lâm nghiệp từ năm 2015.
Ngay sau khi khởi động cuộc thi từ tháng 3/2018, ban tổ chức “Khởi nghiệp Lâm nghiệp 2018” đã nhận được 28 dự án của cán bộ, giảng viên trẻ, sinh viên, nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ sinh viên, các chi đoàn, liên chi đoàn các khoa/viện của nhiều trường đại học trên cả nước.
Đại diện nhóm “Gạch gỗ Việt-2Gvi” thuyết trình về dự án bên cạnh sản phẩm mẫu.
Cờ tướng trực tuyến đã thành lập Ban chỉ đạo cuộc thi, Ban cố vấn tổ cuộc thi khởi nghiệp. Trải qua 2 vòng thi: Chấm phản biện ý tưởng dự án và thuyết trình dự án, Hội đồng giám khảo đã đánh giá và lựa chọn được 8 dự án xuất sắc, có tiềm năng và tính khả thi cao nhất để lọt vào tham dự vòng chung kết thuộc các lĩnh vực: Nông Lâm nghiệp, Công nghệ Chế biến Gỗ, Kỹ thuật cơ khí, Chuỗi giá trị sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ, Môi trường, Thương mại dịch vụ và Du lịch… Một số dự án đã có sản phẩm hoàn thiện và được triển khai trong thực tế.
Tại vòng Chung kết, 8 dự án xuất sắc đến từ các trường đại học/học viện hàng đầu về đào tạo ngành Lâm nghiệp như: Đại học Lâm nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Tây Bắc, Đại học Nông lâm Bắc Giang, Đại học Hùng Vương Phú Thọ… cùng tranh tài hết sức gay cấn.
Sinh viên “căng não” giây phút nhận câu hỏi phản biện từ ban giám khảo về tính khả thi của dự án.
Các đội khởi nghiệp đã bảo vệ dự án của mình, mỗi đội thi thuyết trình dự án trong vòng 10 phút và có 10 phút trả lời các câu hỏi và nghe tư vấn, chia sẻ của ban giám khảo. Các đội thi đã trình bày những ý tưởng mới về chuyên môn, đột phá, tính khả thi cao của dự án thể hiện tinh thần khởi nghiệp sáng tạo của tuổi trẻ trên ghế giảng đường.
Các dự án tranh tài đêm chung kết được hội đồng giám khảo đánh giá có tính độc đáo, thực tiễn, tính khả thi và mang ý nghĩa xã hội.
Ban giám khảo vòng chung kết là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp như: Ông Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên cao cấp CEFE, Cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; Ông Đàm Quang Thắng – Chuyên gia về Khởi nghiệp, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam; Ông Nguyễn Tiến Trung – Chủ tịch HĐQT Công ty Kankyo Việt Nam. Chủ tịch Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia (NSCI)…
GS.TS. Phạm Văn Chương – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp, Trưởng ban giám khảo đánhh giá: “Cuộc thi Khởi nghiệp là sân chơi, diễn đàn đầy hấp dẫn, thiết thực và bổ ích cho cán bộ, giảng viên và sinh viên nhằm hiện thực hóa các ý tưởng, dự án kinh doanh, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp.
Trong những năm gần đây, nhà trường đã tham gia các cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia, Khởi nghiệp của ngành, đạt được những kết quả nhất định. Sự quan tâm, hỗ trợ và phối hợp của các cơ quan, tổ chức, các nhà khoa học trong phát triển các chương trình khởi nghiệp cho cán bộ, sinh viên, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của các trường đại học.
Các dự án tham gia cuộc thi năm nay đều có thể hiện sự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, có tính độc đáo, thực tiễn, tính khả thi và mang ý nghĩa xã hội. Đây cũng là những tiêu chí mà ban giám khảo cuộc thi rất coi trọng”.
Cuộc thi tuyển chọn dự án khởi nghiệp Lâm nghiệp năm 2018 đã thành công tốt đẹp, kết quả: 1 giải Nhất; 2 giải Nhì; 2 giải Ba; 3 giải Khuyến khích.
Kết quả chung cuộc, 3 cô gái Đỗ Thị Yến, Trần Thị Mưa, Đỗ Thị Lệ (sinh viên năm 3, chi đoàn K61, Chế biến Lâm sản, ĐH Lâm nghiệp) với dự án “Gạch gỗ Việt – 2Gvi” đã giành giải Quán quân cuộc thi Khởi nghiệp Lâm nghiệp 2018. Đây là một giải pháp sử dụng gỗ thông minh; từ những miếng gỗ nhỏ, ngắn có thể tạo nên những bức tường gỗ, sàn gỗ, vách ngăn… có kích thước tùy ý theo yêu cầu của khách hàng.
Dự án nhằm tạo sản phẩm Gạch gỗ Việt đầu tiên tại Việt Nam, xác lập loại hình công nghệ mới (dạng gỗ ghép) của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam, góp phần phát triển công nghiệp Chế biến gỗ ở Việt Nam.
Giây phút đội quán quân được xướng tên: Dự án “Gạch gỗ Việt-2Gvi” của nhóm sinh viên đến từ ĐH Lâm nghiệp.
Em Đỗ Thị Yến đại diện nhóm vui mừng chia sẻ: “Xuất phát là những sinh viên chuyên ngành từ Viện công nghiệp gỗ, chúng em có kiến thức chuyên ngành về gỗ nên cùng nhau bàn luận nảy ra ý tưởng và được sự giúp đỡ của các cố vấn kỹ thuật. Sản phẩm Gạch gỗ Việt của dự án là sản phẩm chưa xuất hiện trên thị trường Việt Nam, tạo loại vật liệu xây dựng mới, thân thiện với môi trường. Ưu điểm và giá trị cốt lõi của sản phẩm nằm đúc kết trong từ SMART: S- Đặc biệt (Specific); M- Đa năng/đa mục đích (Multipurpose); A- Tiên tiến (Advanced); R- Tái tạo (Renewable); T- Lòng tin (Trust). Nhóm đã rất cố gắng hoàn thiện dự án từ hè cho đến nay, chúng em rất vui mừng và tự hào vì thành quả đạt được”.
Nữ sinh cho biết thêm, hiện tại sản phẩm của nhóm mới thử nghiệp. Tuy nhiên, các thành viên cùng cố vấn kỹ thuật đã nói với nhau từ đầu, dù có đạt giải trong cuộc thi hay không thì cũng sẽ đăng ký bản quyền cho sản phẩm vì nhóm tin rằng, sản phẩm sẽ phát triển tốt trên thị trường.
Hai dự án giành giải Nhì cuộc thi thuộc về dự án công ty cổ phẩn Link green farm (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) và dự án Phát triển hệ thống tour du lịch trải nghiệm 98 colors (Trường ĐH Nông lâm Bắc Giang).
Hai đội thi đồng giải Ba là dự án Giàn phơi quần áo thông minh và Sản xuất các sản phẩm từ cây Sim rừng đến từ ĐH Lâm nghiệp.
Ba nhóm nhận giải Khuyến khích gồm: dự án Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (Thảo quả, Sa nhân) tại khu vực Tây Bắc bằng ứng dụng khoa học công nghệ (Trường Đại học Tây Bắc); dự án Sản xuất Máy rửa bát thân thiện môi trường “Thành Đô” (Trường ĐH Lâm nghiệp) và dự án Sản xuất dược liệu Sa nhân tím (ĐH Lâm nghiệp).
Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp lâm nghiệp không chỉ là cuộc tranh tài của các chủ dự án mà còn là cơ hội để các bạn sinh viên được tiếp xúc với các doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt, các chuyên gia và giải đáp những băn khoăn trên con đường lập nghiệp của bản thân. Đồng thời, tạo điều kiện giúp sinh viên – thanh niên có cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp, doanh nhân trong việc giao lưu, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác, phát huy tinh thần “lập thân – lập nghiệp” ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
Nguồn: