Bài bạc | Cờ tướng trực tuyến

Hội thảo tập huấn sử dụng chương trình I-tree trong giám sát cây xanh đô thị ở Việt Nam

Ngày 11-12/6/2022, Cờ tướng trực tuyến (ĐHLN) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Đa dạng Sinh học Nước Việt Xanh (Green Việt) tổ chức Hội thảo tập huấn sử dụng chương trình I-Tree trong giám sát cây xanh đô thị ở Việt Nam.

Tham dự Hội thảo có: Đại diện Cơ quan quản lý về Tài nguyên, môi trường thuộc Bộ TN&MT; Sở xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh; Công ty, đơn vị quản lý quy hoạch cây xanh đô thị và môi trường; Các đơn vị đã thực hiện chương trình I-tree tại Việt Nam; Các tổ chức phi chính phủ đang thực hiện các dự án về trồng cây xanh; Các Trường đào tạo có ngành nghề thuộc lĩnh vực Tài nguyên, môi trường, kiến trúc cảnh quan.

Về phía Trường ĐHLN có: PGS.TS. Phùng Văn Khoa – Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Vũ Huy Đại – Trưởng phòng Khoa học và công nghệ; PGS.TS Nguyễn Minh Thanh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp và Biến đổi khí hậu, Khoa Lâm học; Khoa QLTNR; Trung tâm Quản lý rừng bền vững; Viện KTCQ&CXĐT; Viện STR&MT; Cán bộ phòng Khoa học công nghệ cùng các giảng viên, chuyên gia quan tâm.

Hội thảo nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, giám sát cây xanh cho các đơn vị, tổ chức trồng cây và cơ quan chức năng quản lý về cây xanh đô thị, áp dụng được chương trình I-tree trong hoạt động giám sát cây xanh đô thị ở Việt Nam. Xây dựng một cộng đồng những người sử dụng I-tree và nghiên cứu về I-tree sẽ được thành lập.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Phùng Văn Khoa – Phó Hiệu trưởng cho biết, Đề án trồng 1 tỷ cây xanh đang góp phần cải thiện diện tích cây xanh đô thị. Việc quản lý cây xanh đô thị thực sự rất cần thiết và ứng dụng I-Tree là một công cụ tiên tiến có thể đem lại hiệu quả cao cho công tác nói trên.

PGS.TS. Phùng Văn Khoa – Phó Hiệu trưởng phát biểu

Tại Hội thảo, PGS.TS. Vũ Huy Đại phát biểu: Để giải quyết bài toán về môi trường, về biến đổi khí hậu, hàng loạt các chương trình như trồng mới 5 triệu ha rừng; chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững…gần đây nhất đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025 do thủ Thủ tướng phát động trong đó 700 triệu cây xanh được trồng phân tán ở khu vực đô thị và nông thôn, hơn 300 triệu cây xanh trồng rừng tập trung.

PGS.TS. Vũ Huy Đại – Trưởng phòng KH&CN phát biểu

Để duy trì, bảo vệ phát triển cây xanh, những thành quả đã đạt được, “Hội thảo Tập huấn sử dụng chương trình I-tree trong giám sát cây xanh đô thị ở Việt Nam”, các đại biểu tham gia sẽ được tiếp cận và sử dụng phần mềm I-Tree quản lý cây xanh đô thị do Mỹ phát triển hiện nay đã có hơn 131 quốc gia sử dụng. Đây là công cụ mà ngành Lâm nghiệp, Tài nguyên môi trường đang rất cần trong việc quản lý, giám sát, dự báo về cây xanh đô thị hiện tại và tương lai, qua đó các cơ quan quản lý, các tổ chức trong nước, quốc tế, các trường đại học, các công ty doanh nghiệp quản lý và hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp, môi trường đưa ra được chính sách, kế hoạch và phương án phát triển cây xanh đô thị hiệu quả và bền vững.

Tại Hội thảo, TS. Hà Thăng Long – Chủ tịch Hội đồng sáng lập Green Việt cho biết: I-Tree được phát triển từ năm 2006 với sự phối hợp của nhiều viện nghiên cứu, đặc biệt phần mềm này đang được phân phối miễn phí và dễ dàng sử dụng. Ứng dụng này có nhiều công cụ khác nhau, hiện tại có 3 công cụ được dùng ngoài nước Mỹ đó là i-Tree Eco, i-Tree Canopy và i-Tree Database. Tại Việt Nam, Green Việt là đơn vị hướng dẫn kỹ thuật của ứng dụng. Trong khuôn khổ hội thảo lần này, nhà tổ chức đã tập huấn cho các đại biểu tham gia cách thức sử dụng công cụ i-Tree Eco.

I-Tree Eco có thể được sử dụng để đánh giá cấu trúc cây, rừng; chức năng cây và rừng trong lưu trữ và hấp thụ CO2 hằng năm, giảm ô nhiễm không khí, hiệu ứng thủy văn, hiệu ứng năng lượng, sản xuất ôxy, bóng râm hiệu ứng tia cực tím, đặc điểm cảm quan thực phẩm; giá trị kinh tế; thông tin quản lý; nghiên cứu dự báo và phân tích phí lợi ích.

Người sử dụng chỉ cần tải ứng dụng về máy tính hoặc thiết bị di động thông minh, khai thác và nhập các dữ liệu thực địa về cây xanh (tên loài cây, đường kính ngang ngực, tổng chiều cao cây, chiều rộng tán, phần trăm tán bị mất, số mặt tiếp xúc với ánh sáng, tình trạng sử dụng đất) vào ứng dụng, máy chủ i-Tree Eco sẽ tiến hành phân tích và trả về kết quả phân tích các thông số carbon, không khí, thủy văn, năng lượng, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, cấu trúc và giá trị của cây. Từ đó đưa ra các dự báo trong tương lai.

TS. Hà Thăng Long, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Green Việt phát biểu

Hội thảo đã được nghe tham luận về: “Giới thiệu hoạt động phối hợp trồng cây của Khoa Lâm học với Trung tâm GreenViet tại Hà Nội” của PGS.TS. Nguyễn Minh Thanh – Giảng viên Trường ĐHLN; “Thảo luận với những người tham gia về kinh nghiệm và mục tiêu tại Hội thảo” của TS. Hà Thăng Long; “Phân tích nghiên cứu điển hình sử dụng I-tree tại thành phố Đà Nẵng” của ThS. Trần Ngọc Sơn – giảng viên ĐHSP ĐN; “Tổng quan về I-tree Eco” của ThS. Hoàng Văn Chương – GreenViet; “Khám phá I-Tree Eco và hướng dẫ nhập dữ liệu” và “Giới thiệu CSDL I-Tree” của ThS. Trần Ngọc Sơn – Giảng viên ĐHSP ĐN; “Thực hành thu thập số liệu về I-Tree Eco tại Trường ĐHLN” và “Phân tích nghiên cứu trường hợp dữ liệu cây xanh đô thị của 2 trường Đại học tại TP HCM” của TS. Nguyễn Đăng Khoa; “Hướng dẫn sử dụng I-Tree một cách hiệu quả, thảo luận về hỗ trợ dự án sau tập huấn” của TS. Hà Thăng Long.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Minh Thanh cho biết: “Nhà trường đã phối hợp cùng Green Việt tham gia Dự án một triệu cây xanh đô thị Việt Nam trong 3 năm (2020-2022). Hằng năm, nhà trường huy động 500-600 sinh viên tham gia các hoạt động trồng cây, thu hút 1.300 lượt người ở các địa phương tham gia và đã có hơn 15.000 cây xanh được trồng tại các trường liên thôn, xã, trường học.

PGS.TS Nguyễn Minh Thanh – Giảng viên Khoa Lâm học trình bày tham luận

“Khi ứng dụng công nghệ phần mềm i-Tree trong việc xác định trọng điểm kế hoạch, quản lý, giám sát cây xanh trong quá trình sinh trưởng, chúng tôi thấy rất hiệu quả. 90% cây xanh được trồng tại các địa điểm đều phát triển tốt tại các điểm trồng. Chương trình còn có ý nghĩa tác động, thay đổi nhận thức của người dân về lợi ích trồng cây xanh đối với môi trường, cải tạo môi trường trở nên trong sạch hơn. Thực tế có những nơi trước đây là bãi rác tự phát, nhưng sau khi được trồng cây xanh sau 2 năm trở lại, nơi đây đã không còn bãi rác và phủ một màu xanh mát, rợp bóng cây. Chúng tôi hy vọng, việc ứng dụng phần mềm i-Tree sẽ trở nên phổ biến, giúp các nhà xây dựng, quản lý môi trường, người dân hưởng ứng tích cực trồng cây xanh và bảo vệ môi trường”.

Đoàn Thanh niên, Sinh viên Đại học Lâm nghiệp tích cực tham gia hoạt động trồng cây hưởng ứng phong trào trồng 1 tỉ cây xanh

Phát biểu tại hội thảo, nhiều đại biểu cho biết, qua thử nghiệm tại một số địa phương cho thấy I-Tree là một công cụ phù hợp với Việt Nam. Vì hiện tại Việt Nam đang thiếu bộ dữ liệu tổng quan và một công cụ quản lý có thể kết nối được các cơ quan quản lý, vận hành, chưa có cơ sở đánh giá chính xác giá trị của cây xanh nên chưa xây dựng được các kế hoạch truyền thông về vai trò, ý nghĩa của cây xanh cũng như huy động sự tham gia bảo vệ, phát triển cây xanh của cộng đồng một cách hiệu quả.

Một số hình ảnh tại Hội thảo

Một số phát biểu, tham luận của giảng viên Trường ĐHLN tại Hội thảo

Tìm hiểu về cách sử dụng phần mềm I-Tree Eco

Thu thập số liệu về I-Tree Eco tại trường ĐHLN

Sử dụng I-Tree trong thực tiễn

Hội nghị chụp ảnh lưu niệm