Tham dự Hội thảo, về phía các đại biểu có ông Hứa Đức Nhị – Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam; bà Phan Thanh Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế Thanh tra, Tổng cục Lâm nghiệp; Đại diện các đơn vị tài trợ: Dự án Quản trị đất đai khu vực sông Mêkông; các đại biểu Ủy ban Dân tộc Quốc hội, Sở NN&PTNT Huế; Đại diện các Vườn quốc gia: Xuân Sơn, Phong Nha Kẻ Bàng, Bạch Mã, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, các nhóm nghiên cứu, đơn vị truyền thông đến đưa tin. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Cờ tướng trực tuyến ; lãnh đạo phòng KHCN và một số đơn vị, cán bộ giảng viên, các nhà khoa học quan tâm.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Hứa Đức Nhị – Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam cho biết: Chia sẻ lợi ích từ rừng với cộng đồng dân cư địa phương đã được nhiều tổ chức quốc tế ở trong nước tiến hành thí điểm trên lĩnh vực lâm nghiệp và thủy sản với nhiều mô hình như rừng cộng đồng, rừng sản xuất, khu bảo tồn, vùng nuôi trồng thủy sản. Nhưng nhìn chung còn nhiều khó khăn về nhận thức, hướng dẫn và chính sách cụ thể; nhiều mô hình quản lý rừng chưa được nhân rộng và quy định rõ ràng…
Ông Hứa Đức Nhị – Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam phát biểu khai mạc
Thông qua Hội thảo, Chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam mong muốn, các nhà quản lý, cơ quan, tổ chức liên quan, các nhà khoa học sẽ thảo luận, đưa ra những góp ý chuyên môn về giải pháp và chính sách phù hợp trong chia sẻ lợi ích từ rừng với cộng đồng dân cư địa phương.
PGS.TS. Trần Quang Bảo – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu
Hội thảo là diễn đàn quan trọng để các Ban Quản lý rừng, Công ty Lâm nghiệp, các tổ chức, các nhà khoa học thảo luận, đưa ra các đề xuất, kiến nghị thực tiễn việc thực hiện chia sẻ lợi ích từ rừng và đồng quản lý rừng trong thời gian vừa qua, những thách thức và giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Trong thời gian qua, Cờ tướng trực tuyến luôn phát huy vai trò là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao về phát triển lâm nghiệp, sử dụng rừng, quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu… Nhà trường đã có nhiều tham vấn, tư vấn, đưa ra các giải pháp chuyên sâu cho các Bộ, Ban, Ngành, các cơn quan liên quan về bảo vệ và phát triển lâm nghiệp bền vững.
TS. Nguyễn Thế Dũng – Cố vấn dự án Quản trị đất đai khu vực sông Mêkông phát biểu
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe các nhà khoa học trình bày tham luận tập trung vào các vấn đề trọng tâm về chia sẻ lợi ích từ rừng và đồng quản lý rừng tại các Vườn quốc gia và Công ty Lâm nghiệp; Đồng quản lý tài nguyên rừng: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam cùng các vấn đề liên quan đến mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo tồn Vọoc ở Quảng Bình và giải pháp, kiến nghị về cơ chế chia sẻ lợi ích.
Theo thống kê, trong số 5,5 triệu hộ dân sinh sống cạnh rừng và dựa vào rừng hiện nay, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo. Các ý kiến của các đại biểu cho rằng để bảo vệ rừng cũng như tạo sinh kế cho người dân sống dựa vào rừng, chia sẻ lợi ích, sử dụng bền vững tài nguyên là giải pháp tối ưu nhất nhằm tạo ngân sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Đồng thời các đại biểu cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức trong quá trình triển khai thực hiện và đưa ra một số ý kiến, đề xuất các giải pháp về chính sách thực thi, khung pháp lý nhằm thực hiện chia sẻ lợi ích từ rừng có hiệu quả.
Thảo luận nhóm
Một trong những vấn đề được đại biểu quan tâm và có nhiều ý kiến tham luận tại Hội thảo là về cơ chế và phương thức quản lý việc chia sẻ lợi ích từ rừng với cộng đồng dân cư địa phương.
Toàn cảnh Hội thảo
Tổng kết Hội thảo, Ban tổ chức gửi lời cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã hỗ trợ, phối hợp tổ chức thành công Hội thảo và mong muốn trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hợp tác, chia sẻ, đóng góp ý kiến về chuyên môn của các nhà khoa học, các tổ chức và cá nhân. Những kết quả đạt được trong Hội thảo sẽ là cơ sở để các Bộ, Ban, Ngành và các cơ quan liên quan tiếp tục xây dựng cơ chế chính sách phù hợp trong chia sẻ lợi ích từ rừng với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững.